Hợp đồng dầu cọ giao tháng 5 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 77 ringgit, tương đương 1,32% lên 5.917 ringgit/tấn.
Hợp đồng giao ngay tăng 1,04% lên mức cao nhất mọi thời đại là 6.420 ringgit/tấn.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,5%, giá dầu cọ tăng 2,4%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,7%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá dầu thô kỳ hạn yếu hơn khiến cọ trở thành lựa chọn kém hấp dẫn hơn đối với nguyên liệu dầu diesel sinh học. Bên cạnh đó, thị trường cũng đang đánh giá tác động của thời tiết khô hạn đối với các vùng sản xuất đậu tương ở khu vực Nam Mỹ.
Tính đến ngày 21/2, nông dân Brazil đã thu hoạch được 33% diện tích đậu tương, tăng so với mức 24% của tuần trước và mức 15% cùng thời điểm năm ngoái, nhưng vẫn phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến thời tiết.
Bang sản xuất ngũ cốc hang đầu Mato Grosso đã bị ảnh hưởng bởi mưa quá nhiều làm giảm chất lượng đậu tương, trong khi các Bang cực Nam của Brazil gần đây lại bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô nóng.
AgRural dự báo vụ đậu tương 2021/22 của Brazil sẽ ở mức 128,5 triệu tấn, giảm 17 triệu tấn so với dự báo ban đầu, nhưng dự kiến sẽ có một đợt điều chỉnh mới trong những ngày tới.
Theo Hiệp hội Dầu cọ Malaysia, sản lượng dầu cọ của nước này trong 20 ngày đầu tháng 2/2022 giảm 1,79% so với cùng giai đoạn tháng trước.
Theo nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters, giá dầu cọ có thể tăng lên 5.986 ringgit/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters