Hợp đồng dầu cọ giao tháng 10/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 4,55% lên 4.000 ringgit (898,27 USD) /tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 3.975 ringgit (892,66 USD)/tấn.
Giá dầu cọ đã giảm mạnh trong hai tháng qua do đối thủ Indonesia nối lại xuất khẩu. Tính đến tháng 7/2022, giá đã mất 19% sau đợt công bố mức giảm 22% hồi tháng 6/2022.
Giá đậu tương trên sàn Chicago đạt mức cao nhất 2 tuần, do thời tiết khô nóng kéo dài đến đầu tháng 8/2022 tại các khu vực Trung Tây Mỹ, đe dọa hạn chế sản lượng.
Giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng, do tồn trữ tại Mỹ giảm bởi xuất khẩu tăng lên mức cao kỷ lục. Đồng thời, nhu cầu xăng của Mỹ tăng 8,5% so với tuần trước đã hỗ trợ giá.
Dầu tăng giá khiến cọ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu dầu diesel sinh học.
Xuất khẩu dầu cọ thô (CPO) của Indonesia đang tăng tốc, đạt 100.000 – 140.000 tấn mỗi ngày sau khi chính phủ nước này miễn thuế xuất khẩu để hạn chế tình trạng dư thừa nguồn cung. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/7 – 31/8/2022. Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sau lệnh cấm xuất khẩu kéo dài 3 tuần hồi đầu năm, khiến tồn kho tăng vọt và giá dầu cọ lao dốc.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 3,81%, giá dầu cọ tăng 4,17%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 2,11%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters