Tuy nhiên, ông Anilkumar Bagani, trưởng phòng nghiên cứu hàng hóa của Tập đoàn Sunvin có trụ sở tại Mumbai, cho biết thị trường đã không thể duy trì đà tăng.
Nhu cầu dầu cọ liên tục chịu áp lực do tình trạng bán tháo dầu mềm diễn ra trên diện rộng. Giá dầu đậu tương, hướng dương và hạt cải dầu đã liên tục giảm trong vài tuần qua. Do đó làm giảm bớt nhu cầu về dầu cọ và chủ yếu là giá dầu cọ cao bất thường so với dầu mềm, đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các nước nhập khẩu.
Ông cho biết nhu cầu dầu cọ cũng đang suy giảm do tồn kho tại các nước nhập khẩu còn khá lớn. Công ty khảo sát hàng hóa Intertek Testing Services (ITS) ước tính xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong tháng 4/2023 đạt 1,18 triệu tấn, giảm 18,19% so với mức 1,44 triệu tấn trong tháng 3/2023.
Vào lúc đóng cửa giao dịch hôm 02/05/2023, giá dầu cọ giao kỳ hạn tháng 5/2023 tăng 79 RM/tấn lên 4.016 RM/tấn, giá giao kỳ hạn tháng 6/2023 tăng thêm 71 RM/tấn lên 3.611 RM/tấn và giá giao kỳ hạn tháng 7/2023 tăng 83 RM/tấn lên 3.421 RM/tấn. Giá giao kỳ hạn tháng 8/2023 tăng 100 RM/tấn lên mức 3.385 RM/tấn, giá giao tháng 9/2023 tăng 79 RM/tấn lên 3.374 RM/tấn và giao tháng 10/2023 tăng 65 RM/tấn lên 3.367 RM/tấn.
Tổng khối lượng dầu cọ giao dịch trong ngày 02/05/2023 giảm xuống 52.995 lô so với mức 110.077 lô trong ngày 28/4/2023, trong khi số hợp đồng giao dịch tăng nhẹ lên 211.332 hợp đồng từ mức 211.155 hợp đồng.
Giá dầu cọ thô CPO giao ngay tháng 5/2023 không đổi ở mức 4.150 RM/tấn.