Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/11/2023
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/11/2023 đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nam.
Ở chiều ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Phú Thọ. Các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận giá heo hơi dao động quanh mức 49.000 – 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi mới nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và dao động trong khoảng 48.000 - 51.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại Lâm Đồng, Ninh Thuận.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg được ghi nhận tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk. Các địa phương còn lại trong khu vực, giá heo hơi hôm nay dao động quanh mức 49.000 – 50.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 20/11/2023
Tại khu vực phía Nam, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực 50.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Phước, Bình Dương, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng.
Ở chiều ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Kiên Giang, Cà Mau. Các địa phương khác trong khu vực, giá heo hơi hôm nay dao động quanh mức 51.000 – 52.000 đồng/kg.
Mức giá heo hơi cao nhất và thấp nhất khu vực ngày 20/11/2023
Chiều ngày 18/11/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cơ quan chủ trì chính Khung đối tác “Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người” tổ chức lễ mít tinh kêu gọi các bên chung tay hợp tác kháng kháng sinh trong nông nghiệp, với chủ đề chính lựa chọn cho năm 2023 là: “Huy động hợp tác công – tư trong phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi”.
Theo ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch bệnh lây truyền từ người và động vật, dịch bệnh động vật xuyên biên giới tạo ra nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe con người an ninh lương thực và sinh kế. Với đặc thù của nước ta có đường biên giới dài hơn 3.000km, hơn 3.260km đường bờ biển, biên giới trên biển hơn 4.000km, trong khi đó, mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi… tạo ra những thách thức rất lớn trong việc đối phó với dịch, bệnh động vật xuyên biên giới.
Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương xây dựng kế hoạch quốc gia về kháng kháng sinh giai đoạn 2013-2020; năm 2017, Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã được ban hành.
Năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3609 về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.
Gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 1121/QĐ-TTg.
Dù đã và đang thực hiện kế hoạch hành động về kháng kháng sinh, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong nhóm những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh cao nhất ở châu Á…