Tại miền Bắc
Tại tỉnh Hưng Yên, Hà Nội giá lợn hơi đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg lên mức 84.000 đồng/kg; tại Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nam Định tăng 2.000 đồng/kg lên 81.000 - 82.000 đồng/kg; các địa phương còn lại như Ninh Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình giá ổn định ở mức 80.000 - 81.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động 80.000 - 84.000 đồng/kg.
Tại miền Trung - Tây Nguyên
Tại Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng giá lợn tăng 2.000 đồng/kg lên 78.000 đồng/kg; tại Ninh Thuận tăng 2.000 đồng/kg lên 77.000 đồng/kg; tại Nghệ An tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg; các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua; tại tỉnh Thanh Hóa giá lợn hơi ở mức cao 80.000 đồng/kg; tại Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Hà Tĩnh, Bình Thuận 77.000 - 78.000 đồng/kg; tại Đắk Lắk thấp nhất toàn miền 76.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động 76.000 - 80.000 đồng/kg.
Tại miền Nam
Tại Tây Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vũng Tàu giá lợn hơi tăng 2.000 đồng/kg lên 77.000 - 79.000 đồng/kg; tại Kiên Giang, Bến Tre tăng 2.000 đồng lên 76.000 đồng/kg; tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg lên 81.000 đồng/kg, đây là nơi cao nhất nhất toàn miền; các địa phương còn lại không thay đổi, tại Bình Phước, Long An, Tiền Giang ở mức 78.000 đồng/kg, tại tỉnh Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh 75.000 - 76.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam đang dao động 75.000 - 81.000 đồng/kg.
Thông tin từ Cungcau.vn, theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), việc giá lợn tăng trong những ngày gần đây không có gì quá bất thường bởi nhiều năm nay những dịp gần Tết Nguyên đán giá hầu hết các mặt hàng nông sản, trong đó có thịt lợn, nguyên liệu đầu vào chính để làm giò chả xúc xích và các loại thực phẩm chế biến khác nên nhu cầu trước tết 1 tháng là cao điểm nhất. Tuy nhiên, khó xảy ra sốt giá như cuối năm 2019 bởi hiện nguồn cung đang khá dồi dào và đều đặn, đơn cử như Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam hiện mỗi ngày vẫn bán ra thị trường 17.000 con và tới đây sẽ tăng lên 18.000 - 20.000 con/ngày để tránh phải bán lợn trọng lượng quá to sau Tết. Bên cạnh đó, theo quy luật hàng năm, sau Tết nhu cầu tiêu thụ thực phẩm thường có xu hướng giảm cho đến hết tháng Giêng nên thời gian tới cung cầu thịt lợn sẽ không có gì đột biến nếu không xảy ra những tình huống khách quan phát sinh.
Năm 2020, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, dịch tả lợn châu Phi, bão, lũ lịch sử tại các tỉnh khu vực miền Trung, biến đổi cực đoan của thời tiết, khí hậu gây ra, nhưng trị giá sản xuất ngành chăn nuôi ước tăng 5,5% so với năm 2019.
Theo Cục Chăn nuôi, tổng đàn lợn cả nước năm 2020 đạt khoảng 26,17 triệu con, tăng 5%; tổng số bò đạt 5,87 triệu con, tăng 4,2%; tổng số gia cầm đạt khoảng 496 triệu con, tăng 6,2%; tổng số trâu đạt 2,41 triệu con, giảm 2,6% với năm 2019.
Sản lượng thịt lợn hơi đạt khoảng 3,46 triệu tấn, tăng gần 4%; sản lượng thịt gia cầm hơi các loại đạt trên 1,42 triệu tấn, tăng khoảng 9,2%; sản lượng trứng đạt 14,5 tỷ quả, tăng khoảng 9,5%; sản lượng thịt bò hơi đạt khoảng 372.500 tấn, tăng khoảng 4,8% so với năm 2019.
Cục Chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng trị giá sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2021 đạt khoảng 5-6%. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,7 triệu tấn, trong đó, thịt lợn đạt khoảng 3,67 triệu tấn, tăng hơn 6%; thịt gia cầm đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 5,8%; thịt bò đạt khoảng 395.000 tấn, tăng 6%; sản lượng trứng đạt khoảng 15,6 tỷ quả, tăng 7,5% và sản lượng sữa đạt khoảng 1,21 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2020. Đặc biệt thị trường thịt lợn Tết Nguyên đán năm 2021 vẫn có yếu tố khó dự đoán do dịch tả lợn châu Phi tái phát tại nhiều tỉnh thành trong cả nước khiến ngành chăn nuôi heo vẫn gặp rủi ro.

Nguồn: VITIC