Tại miền Bắc giá giảm nhẹ
Giá lợn hơi hôm nay giảm nhẹ tại số ít địa phương, mức giao dịch phổ biến 88-96 nghìn đồng/kg; Cụ thể, tại Hà Nội duy trì ngưỡng 88-95 nghìn đồng/kg khi không nhiều biến động vào hôm nay; tại Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang 95-96 nghìn đồng/kg ít biến động.
Tại chợ đầu mối Hà Nam, giá lợn hơi ổn định ngưỡng 93-94 nghìn đồng/kg; đây cũng là mức giá giao dịch tại Ninh Bình, Hưng Yên; riêng Phú Thọ, Vình Phúc giảm 2 nghìn đồng/kg về ngưỡng 88-90 nghìn đồng/kg...
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá ổn định
Giá lợn hơi tại thị trường miền Trung, Tây Nguyên hôm nay ổn định với giá giao dịch phổ biến 85-94 nghìn đồng/kg, số ít sát ngưỡng 80 nghìn đồng/kg.
Tại Thanh Hóa, Nghệ An giao dịch 90-91 nghìn đồng/kg, không, đây là 2 địa phương có mức biến động ít nhất và thường giữ ngưỡng cao của vùng; tại Quảng Bình, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định phổ biến 88-89 nghìn đồng/kg sau khi giảm 1-2 nghìn đồng/kg vào ngày hôm qua; đặc biệt, tại Khánh Hòa, Lâm Đồng vẫn giữ mức 93-94 nghìn đồng/kg; tại khu vực Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông 85 nghìn đồng/kg, giảm 1-2 nghìn đồng/kg; riêng Quảng Trị ổn định thấp nhất của vùng 83-85 nghìn đồng/kg.
Tại miền Nam giảm
Thị trường miền Nam hôm nay có xu hướng ổn định với mức giảm nhẹ tại một số địa phương, đưa mức giao dịch của vùng quanh ngưỡng 85-93 nghìn đồng/kg; Cụ thể, tại Bình Phước, Trà Vinh 89-90 nghìn đồng/kg sau khi giảm từ 1-4 nghìn đồng/kg vào hôm qua; tại Đồng Nai, Vũng Tàu, An Giang… 92-93 nghìn đồng/kg, không có biến động; tại Tiền Giang, Hậu Giang, Tây Ninh vẫn giữ ngưỡng 92 nghìn đồng/kg; riêng tại Cà Mau, giá lợn hơi giao dịch ngưỡng 85-86 nghìn đồng/kg sau khi giảm mạnh tới 3 nghìn đồng/kg... Tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM), giá lợn hơi 89-90 nghìn đồng/kg, không tăng giảm vào hôm nay, số lượng lợn về chợ ổn định ngưỡng gần 4.000 con mỗi ngày.
Thông tin từ Baogiaothong, chiều ngày 11/6, trong khuôn khổ cuộc họp báo cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề nhập khẩu lợn sống, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay, số lượng lợn trong nước đã đạt 24.89 triệu con bằng 80,3% đàn lợn thời điểm ổn định, mức độ tăng trưởng hơn 5,78%/tháng. Bên cạnh đó, kế hoạch nhập khẩu lợn đông lạnh đã đạt 70.000 tấn so với kế hoạch 100.000 tấn trong năm nay. Tuy nhiên cũng gặp những khó khăn nhất định khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, trong khi nhu cầu ở Trung Quốc đang tăng cao nên nước này đang đẩy mạnh thu mua lượng lớn thịt lợn từ nước ngoài với mức giá cao, đẩy giá nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, đánh giá về mức độ bình ổn giá trong năm nay, cũng như việc tăng đàn, tái đàn, Thứ trưởng Tiến nhận định: Cuối quý III, đầu quý IV đàn lợn thịt sẽ cơ bản đảm bảo và chắc chắn giá thịt lợn sẽ xuống.
Dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế đến 99% và hiện tại đang được thực hiện một cách quyết liệt và hoàn toàn khống chế được để không ảnh hưởng đến việc tái đàn. Hơn nữa, lợn sống nhập khẩu từ Thái Lan về đến Việt Nam chắc chắn đảm bảo giá thấp hơn trong nước và sẽ giúp giá trong nước giảm xuống. Không những thế, bắt đầu từ tháng 6 chúng ta đã có thể sử dụng sản phẩm của tăng đàn, tái đàn và lượng thủy hải sản vẫn tăng đều. Việc nhập khẩu sẽ được thực hiện cho đến khi vẫn đảm bảo được 3 lợi ích, đó là lợi ích người chăn nuôi, người phân phối và người tiêu dùng mà không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô CPI. Sau khi tính đoán thấy khối lợi ích này không còn hợp lý nữa sẽ thông báo ngừng nhập khẩu.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú ý cho biết, Cục đã thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và theo yêu cầu của doanh nghiệp về việc nhập khẩu nên Cục đã có những thống nhất với cơ quan Thú Y Thái Lan các quy tắc thủ tục. Để nhập khẩu được lợn sống, doanh nghiệp Việt cần đảm bảo yêu cầu như: Phải có khu cách ly đảm bảo sau khi lợn đưa về Việt Nam sẽ được cách ly 5 ngày đối với lợn thịt giết mổ được ngay và 14 ngày đối với lợn choai để nuôi thêm nữa. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có phương tiện vận chuyển chuyên dụng theo yêu cầu. Tất cả các yêu cầu này sẽ được Thú y vùng và lực lượng chức năng kiểm tra trước khi có quyết định cho phép nhập khẩu.

Nguồn: VITIC