Tại miền Bắc tương đối ổn định
Giá lợn hơi tại khu vực không có nhiều biến động, duy trì trong khoảng 34.000 - 40.000 đ/kg, duy nhất tại Ninh Bình, giá lợn hơi giảm 2.000 đồng xuống 37.000 đ/kg; các địa phương khác như Hải Dương, Hà Nam, Yên Bái, Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ lợn hơi đang được giao dịch trong khoảng 34.000 - 37.000 đ/kg; tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình, Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên đạt 38.000 - 40.000 đ/kg.
Về tình hình dịch tả lợn châu Phi (ASF), theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 24/6/2019, bệnh dịch đã xuất hiện tại 60 tỉnh, thành phố trên cả nước, với trên 2,8 triệu con lợn bị tiêu hủy, Bà Rịa Vũng Tàu và Lâm Đồng là 2 địa phương mới nhất vừa thông báo có ổ dịch ASF. Như vậy, chỉ còn 3 địa phương nữa chưa xuất hiện ổ dịch là Bến Tre, Ninh Thuận và Tây Ninh.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giảm tới 3.000 đồng
Nghệ An là địa phương giảm 3.000 đ/kg và cũng là tỉnh duy nhất có giá lợn biến động tại khu vực, xuống còn 35.000 đ/kg; tại các địa phương khác thuộc khu vực Bắc Trung Bộ như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế giá lợn dao động trong khoảng 31.000 - 34.000 đ/kg. Xuôi về phía nam, giá lợn tại các tỉnh, thành cũng dao động ở mức tương tự, 32.000 - 34.000 đồng. Khu vực Tây Nguyên, giá lợn đạt 32.000 - 39.000 đ/kg.
Tại miền Nam biến động trái chiều
Trong khi, giá lợn hơi Đồng Tháp giảm 1.000 đồng xuống 35.000 đ/kg, thì tại Long An tăng mức tương tự lên 36.000 đồng. Giá lợn hơi tại công ty chăn nuôi CP cũng giảm 500 đ/kg trong ngày hôm qua (25/6/2019).
Tại Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang lợn hơi đang được thu mua ở mức 34.000 - 35.000 đ/kg. Các địa phương còn lại như Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng... giá lợn cao hơn khoảng 3.000 đồng, đạt 37.000 - 38.000 đ/kg. Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng lợn về chợ trong ngày 25/6/2019 đạt 5.500 con, tình hình buôn bán của thương lái vẫn không tốt.
Tạm cấp 1.270 tỷ đồng tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn châu Phi
Bộ Tài chính vừa có các văn bản gửi 6 địa phương là Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh tạm cấp tổng kinh phí 1.270 tỷ đồng hỗ trợ tiêu hủy heo mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, gồm Hải Dương 280 tỷ đồng, Hưng Yên 180 tỷ đồng, Thái Bình 335 tỷ đồng, Hà Nam 175 tỷ đồng, Nam Định 225 tỷ đồng, Quảng Ninh 75 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đề nghị các địa phương này chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện rút dự toán số kinh phí hỗ trợ nêu trên tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 119/2018/TT-BTC ngày 5/12/2018 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Trước đó, trên cơ sở tờ trình đề xuất của Bộ Tài chính, ngày 12/6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 716/QĐ-TTg tạm cấp 1.270 tỷ đồng cho sáu địa phương trên.
Đây là sáu địa phương dịch bệnh xảy ra ở phạm vi rộng (toàn bộ địa bàn các huyện của tỉnh), cơ chế lây lan nhanh, phức tạp, kéo dài, cường độ lây lan rất nhanh, tỷ lệ heo chết khi đã nhiễm bệnh cao, trong khi chưa có vắcxin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị bệnh. Do đó, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ tiêu hủy heo nhiễm bệnh trên địa bàn các tỉnh này là rất lớn, vượt quá dự phòng của ngân sách địa phương.

Giá lợn hơi ngày 26/6/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

35.000-39.000

+1.000

Hải Dương

36.000-43.000

+1.000

Thái Bình

36.000-41.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

36.000-40.000

+1.000

Hà Nam

36.000-39.000

Giữ nguyên

Hưng Yên

38.000-42.000

+1.000

Nam Định

36.000-40.000

Giữ nguyên

Ninh Bình

35.000-40.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

38.000-42.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

39.000-43.000

Giữ nguyên

Hà Giang

40.000-42.000

Giữ nguyên

Tuyên Quang

38.000-42.000

+1.000

Yên Bái

36.000-40.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

33.000-37.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

34.000-37.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

35.000-38.000

+2.000

Bắc Giang

34.000-37.000

+1.000

Vĩnh Phúc

34.000-36.000

Giữ nguyên

Lạng Sơn

38.000-41.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

36.000-39.000

Giữ nguyên

Sơn La

34.000-39.000

-2.000

Lai Châu

38.000-40.000

-1.000

Thanh Hóa

36.000-38.000

Giữ nguyên

Nghệ An

35.000-38.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

35.000-38.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

34.000-38.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

34.000-38.000

Giữ nguyên

TT-Huế

36.000-40.000

Giữ nguyên

Quảng Nam

35.000-39.000

Giữ nguyên

Quảng Ngãi

36.000-38.000

Giữ nguyên

Bình Định

35.000-37.000

Giữ nguyên

Phú Yên

37.000-39.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

37.000-39.000

Giữ nguyên

Bình Thuận

35.000-36.000

-1.000

Đắk Lắk

33.000-36.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

34.000-36.000

Giữ nguyên

Lâm Đồng

34.000-36.000

-1.000

Gia Lai

33.000-38.000

Giữ nguyên

Đồng Nai

34.000-37.000

Giữ nguyên

TP.HCM

35.000-37.000

Giữ nguyên

Bình Dương

33.000-37.000

Giữ nguyên

Bình Phước

36.000-39.000

Giữ nguyên

BR-VT

35.000-38.000

Giữ nguyên

Long An

35.000-37.000

Giữ nguyên

Tiền Giang

34.000-37.000

Giữ nguyên

Bến Tre

33.000-36.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

32.000-36.000

Giữ nguyên

Cần Thơ

35.000-42.000

Giữ nguyên

Kiên Giang

36.000-39.000

Giữ nguyên

Cà Mau

35.000-38.000

Giữ nguyên

Vĩnh Long

35.000-38.000

Giữ nguyên

Đồng Tháp

35.000-39.000

+1.000

Tây Ninh

34.000-37.000

+1.000

Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet