Tại miền Bắc ổn định trở lại
Giá lợn hơi tại các tỉnh phía Bắc đã ổn định trở lại, dao động trong khoảng 23.000 - 30.000 đ/kg; trong đó, tại Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai đạt 28.000 - 30.000 đồng; Phú Thọ, Ba Vì, Hoài Đức, Vĩnh Phúc dao động ở mức thấp 23.000 - 26.000 đ/kg; còn tại Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, lợn hơi được thu mua trong khoảng 26.000 - 29.000 đ/kg. Tính chung toàn khu vực, giá lợn hơi trung bình đã xuống dưới 30.000 đ/kg, đạt khoảng 29.000 đồng.
Tại miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục đi ngang
Giá lợn hơi tại khu vực đang dao động ở mức 28.000 - 39.000 đ/kg, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có giá thấp hơn rõ rệt.
Tại Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế giá lợn ở mức 28.000 - 31.000 đ/kg; còn từ Quảng Nam trở vào tới Bình Thuận, lợn hơi được giao dịch trong khoảng 35.000 - 39.000 đ/kg. Các tỉnh Tây Nguyên ở mức 30.000 - 32.000 đồng.
Tại miền Nam vẫn giảm tới 2.000 đồng
Giá lợn hơi tại TP HCM, Vĩnh Long, Trà Vinh đồng loạt giảm 2.000 đồng xuống 30.000 - 34.000 đ/kg; Tây Ninh cũng giảm nhẹ 1.000 đồng xuống 34.000 đ/kg.
Các địa phương khác, giá lợn hơi tương đối ổn định, chỉ biến động cục bộ, với Bình Phước, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang dao động ở mức 31.000 - 32.000 đ/kg.
Tại Hậu Giang, Bình Dương, Bình Dương, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau lợn hơi đạt 33.000 - 36.000 đ/kg.
Giá lợn hơi toàn khu vực trung bình đạt hơn 33.000 đ/kg. Giá lợn giống 900.000 đồng/con loại 8 - 10 kg.
Giá lợn hơi có thể tăng khi Chính phủ đã đồng ý cấp đông thịt lợn nhằm ổn định thị trường tránh những tác động từ dịch tả lợn châu Phi.
Dịch tả châu Phi tiếp tục lan rộng tại những tỉnh đã công bố dịch, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi. Nhiều hộ thiệt hại vì phải tiêu hủy, những hộ không có lợn bệnh cũng phải bán với giá thấp.
Sau nhiều ngày điều chỉnh giảm, hiện các công ty chăn nuôi lớn đã không điều chỉnh giá bán. Tuy nhiên, xu hướng bán ra nhằm chạy dịch vẫn tiếp diễn, nên giá lợn hơi ở dân vẫn tiếp tục có xu hướng giảm trên cả nước.
Tuy nhiên, giá lợn hơi được nhận định sẽ có diễn biến tích cực hơn khi Chính phủ đã đồng ý giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp cùng các bộ ngành liên quan khẩn trương triển khai việc mua tạm trữ, cấp đông thịt lợn.
Việc cấp đông được cho là giúp bình ổn thị trường, tránh việc bán chạy, bán tháo trong dân. Hiện vẫn còn hơn 90% số lượng lợn sạch trên cả nước.
Tuy nhiên, việc cấp đông thịt lợn cũng từng được các doanh nghiệp cảnh báo nếu quản lý không tốt sẽ có thể lưu giữ mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 44 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổng số lợn mắc bệnh buộc phải tiêu huỷ là hơn 2 triệu con, chiếm gần 7,5% tổng đàn lợn của cả nước.
Một trong những cơ chế nổi bật được đề xuất nhằm giải quyết ngay vấn đề tạm trữ thịt lợn sạch cho giai đoạn tiêu thụ cao điểm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.
Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ có cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc cấp đông, dự trữ thịt lợn, như chi phí lưu kho, một phần lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ 100% tiền điện phục vụ cấp đông, 50% lãi suất ngân hàng, 100% chi phí kiểm dịch cho sản phẩm thịt đưa vào cấp đông.

Giá lợn hơi ngày 31/5/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

26.000-32.000

+1.000

Hải Dương

32.000-35.000

Giữ nguyên

Thái Bình

29.000-34.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

26.000-31.000

+1.000

Hà Nam

25.000-30.000

+1.000

Hưng Yên

28.000-33.000

Giữ nguyên

Nam Định

27.000-36.000

Giữ nguyên

Ninh Bình

25.000-30.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

30.000-35.000

+1.000

Quảng Ninh

25.000-31.000

Giữ nguyên

Cao Bằng

37.000-40.000

Giữ nguyên

Hà Giang

37.000-42.000

Giữ nguyên

Yên Bái

30.000-34.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

26.000-31.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

25.000-27.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

26.000-30.000

+1.000

Bắc Giang

26.000-30.000

+1.000

Vĩnh Phúc

26.000-28.000

Giữ nguyên

Lạng Sơn

32.000-35.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

27.000-32.000

Giữ nguyên

Sơn La

32.000-35.000

+1.000

Lai Châu

36.000-38.000

-1.000

Thanh Hóa

26.000-32.000

+1.000

Nghệ An

30.000-34.000

+1.000

Hà Tĩnh

35.000-36.000

+2.000

Quảng Bình

34.000-38.000

+2.000

Quảng Trị

30.000-33.000

Giữ nguyên

TT-Huế

28.000-31.000

+1.000

Quảng Nam

34.000-35.000

-1.000

Quảng Ngãi

34.000-35.000

-1.000

Bình Định

24.000-32.000

+1.000

Phú Yên

35.000-36.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

35.000-36.000

-1.000

Bình Thuận

35.000-37.000

-1.000

Đắk Lắk

34.000-37.000

-1.000

Đắk Nông

32.000-36.000

-2.000

Lâm Đồng

35.000-37.000

-1.000

Gia Lai

34.000-36.000

-1.000

Đồng Nai

34.000-37.000

+1.000

TP.HCM

34.000-36.000

-2.000

Bình Dương

34.000-36.000

-1.000

Bình Phước

35.000-37.000

Giữ nguyên

BR-VT

33.000-36.000

-2.000

Long An

33.000-34.000

Giữ nguyên

Tiền Giang

34.000-38.000

Giữ nguyên

Bến Tre

26.000-31.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

29.000-33.000

Giữ nguyên

Cần Thơ

36.000-38.000

Giữ nguyên

Sóc Trăng

36.000-37.000

Giữ nguyên

Bạc Liêu

37.000-39.000

Giữ nguyên

Vĩnh Long

34.000-36.000

Giữ nguyên

Hậu Giang

34.000-35.000

Giữ nguyên

Tây Ninh

33.000-35.000

Giữ nguyên

Nguồn: VITIC tổng hợp

 

Nguồn: Vinanet