Trong phiên giao dịch ngày 14/7/2023, giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago tăng mạnh, thị trường sẵn sàng cho mức tăng hàng tuần lớn nhất trong một tháng do lo ngại về thời tiết của Mỹ và nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc.
Giá lúa mì tăng trong bối cảnh lo ngại về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen sẽ hết hạn vào tuần tới, trong khi giá ngô tăng cao hơn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã dự báo sản lượng đậu tương đạt kỷ lục và bất kỳ vấn đề thời tiết nào trong giai đoạn trồng trọt đều có thể khiến giá đậu tương tăng cao.
Hợp đồng đậu tương hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch thương mại Chicago (CBOT) tăng 0,2% lên mức 12,72-1/4 USD/bushel. Thị trường đã tăng 4,2% trong tuần này, trên đà tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 6/2023.
Giá lúa mì tăng 0,6% lên 6,43-3/4 USD/bushel và giá ngô tăng 0,4 lên 5,02-1/4 USD/bushel. Trong tuần, lúa mì giảm 1%, trong khi ngô tăng 1,6%.
Các khu vực của Tây Bắc Trung Tây dự báo trong tuần tới sẽ tiếp tục khô hạn và giai đoạn tăng trưởng chính của đậu tương vào tháng 8/2023 vẫn còn ở phía trước.
USDA đầu tuần này đã dự báo vụ thu hoạch lớn của cả ngô và đậu tương trong năm nay, bất chấp điều kiện hạn hán gây căng thẳng cho cây trồng trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Dữ liệu hải quan cho thấy, trung Quốc đã nhập khẩu 10,27 triệu tấn đậu tương trong tháng 6, tăng 24,5% so với một năm trước đó khi một lượng lớn đậu Brazil giá rẻ được tung ra thị trường.
Các thương nhân thu mua lúa mì tiếp tục theo dõi tình trạng khô hạn đối với lúa mì vụ xuân ở Bắc Mỹ, kết quả của vụ thu hoạch lúa mì mùa đông trên khắp Bắc bán cầu và các cuộc đàm phán để cứu vãn hành lang xuất khẩu Biển Đen từ Ukraine mà Nga đang đe dọa từ bỏ vào tuần tới.
Ủy ban châu Âu đang giúp Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng gia hạn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine sang Biển Đen và sẵn sàng "tìm kiếm tất cả các giải pháp", trước khi thỏa thuận hết hạn vào tuần tới.
Cơ quan dự báo thời tiết của chính phủ Mỹ cho biết có hơn 90% khả năng El Niño sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt mùa đông ở Bắc bán cầu 2023-2024.

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters