Đậu tương mất điểm, thị trường đang có xu hướng giảm hàng tuần lớn nhất trong 4 tháng trong khi lúa mì đang đối mặt với mức giảm tuần thứ hai.
Giá ngô được giao dịch trên sàn Chicago giảm 0,8% xuống 6,59-1/4 USD/bushel, sau khi tăng 1% trong phiên trước đó.
Trong tuần, ngô đã tăng 2,4% cho đến nay, phục hồi từ mức giảm hơn 12% của tuần trước.
Đậu tương giảm gần 4% trong tuần này, mức giảm lớn nhất trong một tuần kể từ cuối tháng 1 và giá lúa mì giảm gần 5%, đây là tuần giảm thứ hai liên tiếp.
Dự báo lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu trong niên vụ 2021/2022 sẽ tiếp tục đạt mức cao kỷ lục 102 triệu tấn.
Hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Platts (Anh) cho biết giá đậu tương quốc tế có thể tiếp tục ở mức cao cho đến năm 2022 cho dù nguồn cung đậu tương được cải thiện. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc liên tục tăng cao kỷ lục.
Hãng S&P Global Platts đã điều chỉnh tăng dự báo nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong niên vụ 2020/2021 (tháng 10/2020 – 9/2021) lên mức cao kỷ lục 100,4 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với mức dự báo trước đó. Dự báo lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu trong niên vụ 2021/2022 sẽ tiếp tục đạt mức cao kỷ lục 102 triệu tấn.
Với vị thế là quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, chiếm hơn 60% tổng lượng đậu tương được giao dịch trên toàn cầu, bất kỳ sự gia tăng nhập khẩu nào của Trung Quốc cũng sẽ khiến giá đậu tương trên toàn cầu tăng lên.
Hiện giá đậu tương trên toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây do nhu cầu thu mua của Trung Quốc tăng mạnh và diễn biến thời tiết tiêu cực tại khu vực Nam Mỹ khiến nguồn cung sụt giảm.
Tính đến ngày 14/5, giá đậu tương giao tương lai tại Mỹ đã đạt khoảng 16,17 USD/bushel (27,2 kg), mức cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây và tăng hơn 92% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 4 vừa qua, giá đậu tương trên thị trường nội địa Brazil đã đạt 161 Real/kg – mức cao nhất từng được ghi nhận kể từ khi dữ liệu được thu thập; mức giá này cao hơn đến 85,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Giới phân tích nhận định mặc dù việc nguồn cung đậu tương của khu vực Nam Mỹ và Mỹ sụt giảm đóng vai trò quan trọng trong việc giá đậu tượng tăng vọt lần này nhưng việc Trung Quốc ồ ạt thu mua cũng thúc đẩy giá tăng mạnh.
Do đó ngay cả khi nguồn cung đậu tương được cải thiện trong niên vụ 2021/2022 thì giá đậu tương sẽ vẫn tiếp tục neo ở mức cao do nhu cầu của Trung Quốc vẫn tăng lên.
Dữ liệu hải quan của Trung Quốc cho thấy chỉ trong 4 tháng đầu năm, nước này đã nhập khẩu 28,63 triệu tấn đậu tương, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn lượng đậu tương này đến từ Mỹ và Brazil.
Nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc bùng nổ khi nước này bắt đầu tái đàn lợn trở lại sau đợt dịch tả lợn Châu Phi hồi năm 2018. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, đàn lợn hơi nước này dự kiến sẽ vượt ngưỡng 440 triệu con vào cuối năm nay, tăng đáng kể so với mức 406 triệu con trong năm 2020. Nhu cầu sử dụng đậu tương của Trung Quốc đã sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2018 – 2020 khi đến 50% đàn lợn của nước này bị chết bởi dịch tả lợn Châu Phi.
Một số nhà phân tích cảnh báo việc giá đậu tương cùng với giá các loại ngũ cốc khác như ngô đồng loạt tăng cao kỷ lục trong giai đoạn hiện nay sẽ khiến giá thịt gia súc, gia cầm tăng lên trên toàn cầu.
Dữ liệu mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy chỉ số giá lương thực toàn cầu trong tháng 4 vừa qua đã chạm mức cao kỷ lục kể từ tháng 5/2014. Đây cũng là tháng thứ 11 liên tiếp ghi nhận giá lương thực trên toàn thế giới tăng lên. Trong đó, chỉ số giá thịt trên toàn cầu đã tăng 1,7%.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, các nhà xuất khẩu tư nhân đã bán 1,224 triệu tấn ngô cho Trung Quốc để giao hàng trong năm tiếp thị 2021/22.
Chính phủ đã thông báo bán ngô sang Trung Quốc ngày thứ sáu liên tiếp, với thỏa thuận đạt mức 1 triệu tấn.
Doanh số xuất khẩu ngô đạt tổng cộng 4,339 triệu tấn trong tuần kết thúc vào ngày 13/5, cao nhất trong gần hai tháng
Công ty tư vấn Agroconsult đã giảm dự báo về vụ ngô hàng năm thứ hai sắp tới của Brazil xuống 15% xuống còn 66,2 triệu tấn.