Tuy nhiên, mối lo ngại về nhu cầu xuất khẩu - đặc biệt là nhu cầu của Trung Quốc – gây áp lực lên giá. Ngày 30/5/2024, cơ quan hải quan Trung Quốc cho biết sẽ cho phép nhập khẩu thịt bò và phụ phẩm thịt bò từ Nga, có hiệu lực ngay lập tức.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Australia ngày 30/5/2024 cho biết Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu từ 5 cơ sở chế biến thịt bò lớn của Australia. Tin tức này được đưa ra một ngày sau khi Reuters đưa tin rằng Trung Quốc đã cấm xuất khẩu thịt bò từ một nhà máy đóng gói thuộc sở hữu của JBS ở Greeley, Colorado – Mỹ, vì phát hiện có chất phụ gia thức ăn chăn nuôi ractopamine trong thịt bò xuất khẩu sang Trung Quốc. Karl Setzer, đối tác tại Consus Ag, cho biết: “Điều này hầu như không ảnh hưởng đến xuất khẩu thịt bò của Mỹ trong thời gian tới”.
Trong khi đó, giá gia súc kỳ hạn cũng phải đối mặt với áp lực giảm cuối phiên do thông tin công nhân chăn nuôi bò sữa thứ ba của Mỹ có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm gia cầm sau khi tiếp xúc với những con bò bị nhiễm bệnh và là người đầu tiên gặp vấn đề về hô hấp, các quan chức Mỹ cho biết hôm 30/5/2024. Đây là trường hợp nhiễm bệnh thứ hai ở người ở Michigan – Mỹ, nơi đã xác nhận nhiều trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở gia súc hơn bất kỳ bang nào khác.
Gia súc sống giao kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn CME đóng cửa giảm 0,425 cent xuống mức 179,775 cent/Lb, trong khi gia súc sống giao tháng 6/2024 giảm 0,800 cent xuống mức 182,550 cent/Lb.
Gia súc trưởng thành giao kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn CME giảm 1,175 cent xuống 259,075 cent/lb.
Các chuyên gia cho biết giá thịt lợn kỳ hạn tăng cao do giao dịch tăng và giá thịt ba chỉ tăng cao. Giá giao kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn CME giao dịch nhiều nhất đã kết thúc tăng 0,695 cent lên mức 96,950 cent/Lb.

Nguồn: Vinanet/VITIC/thepigsite