Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

Đắk Lắk

 

— Ea H'leo

76.000

Gia Lai

 

— Chư Sê

75.000

Đắk Nông

 

— Gia Nghĩa

76.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

— Giá trung bình

77.500

Bình Phước

 

— Giá trung bình

76.500

Đồng Nai

 

— Giá trung bình

73.000

                                                   tintaynguyen.com

Thị trường phiên đầu tuần có diễn biến khá sôi động sau nhiều ngày ảm đạm. Một yếu tố giúp giá tiêu nội địa tăng bền vững, đó là lượng tiêu giá rẻ tồn trong dân từ các năm trước không còn nhiều. Hàng dự trữ bây giờ tại các kho đang thâm hụt, buộc các đơn vị phải tăng mua để bù vào.
Cục Hàng Hải Việt Nam cho biết, thị trường vận tải biển trong nước đã chịu 3 đợt tăng giá cước từ cuối năm 2020 đến nay. Theo đó, tăng từ 1.000 – 5.000 USD/container từ cuối năm 2020, và hiện tại là 7.000 – 8.000 USD/container, thậm chí với những đơn hàng đặc biệt mức giá đã lên hơn 10.000 USD, dẫn nguồn Tin Tây Nguyên.
Theo dự báo của SSI Research, giá cước có thể sẽ đạt đỉnh vào quý IV/2021, sau đó sẽ điều chỉnh nhẹ vào nửa đầu năm 2022. Giá cước có thể giảm đáng kể trong năm 2023 khi nguồn cung tàu mới đi vào hoạt động, nhưng duy trì ở mức cao hơn mặt bằng trước đại dịch.
Tại thị trường thế giới, giá tiêu trên sàn tiêu Kochi - Ấn Độ nếu như tăng giá trong phiên giao dịch cuối tuần, thì sang đầu tuần lại trầm lắng trở lại. Giá giao ngay giữ vững mức 41.375 rupee/tạ, theo nguồn giatieu.com.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

GIAO NGAY

41375

0

76,00

0

41375

41375

41375

41375

0

06/21

39250

0

71,00

0

39250

37500

37500

39250

0

giatieu.com

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 05/8/2021 đến ngày 11/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,13 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mỹ là thị trường chính và là thị trường quan trọng đối với hạt tiêu Việt Nam với lượng xuất khẩu chiếm 20 - 25%/năm và luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại.
Ngoài ra, các nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) cũng là thị trường trọng điểm và là nơi hướng đến của hầu hết các doanh nghiệp trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do càng thúc đẩy tăng sức mua.

Nguồn: VITIC