Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu ghi nhận tăng đồng loạt 1.000 đồng/kg tại thị trường trong nước, hiện đang dao động trong khoảng 73.000 - 76.500 đồng/kg. Hiện tại, mức giá thấp nhất được ghi nhận là 73.000 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai. Ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông đang có chung mức giá thu mua là 74.000 đồng/kg. Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt tăng lên mức 76.000 đồng/kg và76.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)

Đắk Lắk

74.000

+1.000

Gia Lai

73.000

+1.000

Đắk Nông

74.000

+1.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

76.500

+1.000

Bình Phước

76.000

+1.000

Đồng Nai

74.000

+1.000

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 15/5 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 12/5 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.627 USD/tấn, tăng 1,71%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 12/5

Ngày 15/5

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.565

3.627

1,71

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.950

2.950

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.170 USD/tấn, tăng 2,06%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 12/5

Ngày 15/5

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.043

6.170

2,06

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Bộ Thương mại Campuchia (MoC) đã tổ chức một cuộc họp để bàn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu bởi vì chính phủ Campuchia đã đưa mặt hàng này trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước này đang đàm phán các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác thương mại khác trên thế giới.

Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot cho biết gần đây xuất khẩu tiêu Kampot của Campuchia, một trong hai sản phẩm duy nhất của quốc gia này được đăng ký Chỉ dẫn địa lý tại Liên minh châu Âu, đã giảm 30,7% từ mức 114 tấn vào năm 2021, xuống còn 79 tấn vào năm 2022.
Bên cạnh đó, Campuchia và Trung Quốc vừa ký biên bản ghi nhớ về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với hồ tiêu xuất khẩu, tạo tiền đề cho các bộ, cơ quan chuyên ngành của hai nước tiếp tục đàm phán về yêu cầu kiểm dịch thực vật để cho phép tiêu Campuchia được xuất khẩu chính thức và trực tiếp sang Trung Quốc trong thời gian tới.
Theo Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia, việc tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với hồ tiêu sẽ mở ra cơ hội lớn, bởi ngành tiêu nước này đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Hiện tại, Campuchia đang có nhiều loại tiêu gồm tiêu chỉ dẫn địa lý, tiêu hữu cơ, tiêu thực hành nông nghiệp tốt và tiêu thường, theo Khmer Times.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 5/2023 đạt mức 204,5 yen/kg, tăng 0,34% (tương đương 0,7 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h15 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2023 được điều chỉnh lên mức 12.095 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,54% (tương đương 65 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong năm 2023, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự báo đạt khoảng 14,916 triệu tấn, tiêu thụ dự kiến đạt 14,912 triệu tấn.
Các dữ liệu đều cho thấy, cán cân cung - cầu trên thị trường cao su thế giới nhiều khả năng sẽ nghiêng về thiếu hụt nguồn cung. Đây sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy đà tăng cho giá cao su ngay trong quý II/2023.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thế giới vẫn cần thêm thời gian để ổn định trở lại sau cú sốc của ngành ngân hàng hồi tháng 3/2023.
Thêm vào đó, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc chưa thực sự hồi phục như dự đoán. Vì vậy, nhìn chung, giá cao su thế giới sẽ đối mặt những sức ép nhất định.
Ngoài ra, theo báo cáo của Tổng cục Cao su Campuchia, trong quý I/2023, quốc gia này đã xuất khẩu được 65,92 nghìn tấn cao su khô, với trị giá 90 triệu USD, tăng 6,8% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá cao su xuất khẩu trung bình ghi nhận đạt 1.351 USD/tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.
Ghi nhận cho thấy, các thị trường xuất khẩu cao su chính của Campuchia là Malaysia, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc. Đến nay, Campuchia có tổng cộng 404.578 ha trồng cao su, trong đó 315.332 ha (tương đương 78%) dành cho khai thác mủ, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Nguồn: vietnambiz