Tuy nhiên, Indonesia không có đủ sản lượng mía, nguyên liệu chính để sản xuất bioethanol, cho nhu cầu trong nước và vẫn phải phụ thuộc vào đường nhập khẩu. Trong khi đó, chi phí sản xuất bioethanol tại Indonesia hiện cao hơn chi phí sản xuất xăng/lít, khiến sản phẩm này không hấp dẫn đối với các nhà sản xuất. Do đó, các chuyên gia tư vấn cho Prabowo đang xem xét tính khả thi của việc áp thuế nhập khẩu đường.
Indonesia có kế hoạch sẽ bắt buộc hàm lượng bioethanol trong xăng phải ở mức 15%. Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu mở rộng diện tích trồng mía của quốc gia này lên 700.000 ha (1,73 triệu mẫu Anh) từ 180.000 ha trong năm 2022 và đặt mục tiêu tự cung tự cấp về sản xuất đường vào năm 2028.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters