Trong báo cáo tháng 8, USDA dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2021/22 sẽ ở mức kỷ lục 507,5 triệu tấn (xay xát), tăng 1,4 triệu tấn so với dự báo trước đó và cũng cao hơn 1,6 triệu tấn so với niên vụ trước đó. Trong đó, USD nâng dự báo về sản lượng của Bangladesh, Brazil, Indonesia, Sri Lanka, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam, nhưng giảm đối với Cuba, Kazakhstan, Nga và Mỹ.
So với niên vụ trước, dự báo sản lượng của Argentina, Australia, Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc đại lục, Bờ Biển Ngà, Guinea, Guyana, Lào, Mali, Mexico, Nicaragua, Niger, Nigeria, Hàn Quốc, Paraguay, Peru, Thái Lan, Uganda và Uruguay chiếm phần lớn mức tăng sản lượng dự kiến trong năm 2021/22, trong đó Trung Quốc và Thái Lan sẽ tăng mạnh nhất.
Ngược lại, sản lượng dự báo sẽ giảm so với niên vụ trước ở Colombia, Ecuador, Ai Cập, EU, Ấn Độ, Iraq, Kazakhstan, Madagascar, Philippines, Nga, Mỹ và Việt Nam. Trong đó, dự báo sản lượng của Ấn Độ và Mỹ sẽ giảm mạnh nhất, mặc dù sản lượng của Ấn Độ sẽ vẫn cao thứ 2 từ trước tới nay.
sang luong gao the gioi
Lượng gạo tiêu thụ và thất thoát trên toàn cầu trong năm 2021/22 dự kiến đạt mức kỷ lục 514,3 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với dự báo tháng 7 và cũng tăng 7,6 triệu tấn so với niên vụ trước. Trong đó, USDA nâng dự báo về tiêu thụ và thất thoát gạo ở Bangladesh, Myanmar, Iraq, Sri Lanka và Đài Loan (Trung Quốc), nhưng hạ dự báo về sản lượng của Brazil, Trung Quốc đại lục, Cuba, EU và Mỹ.
So với niên vụ trước, Trung Quốc đại lục chiếm phần lớn trong tổng mức tăng tiêu thụ và thất thoát gạo dự kiến trên toàn cầu trong năm 2021/22, với tổng lượng gạo tiêu thụ nội địa và thất thoát dự kiến sẽ tăng 5,4 triệu tấn lên mức kỷ lục 155,7 triệu tấn. Gần như toàn bộ mức tăng này đến từ lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi và công nghiệp. Tiêu thụ và thất thoát gạo ở Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Colombia, Ethiopia, Ghana, Guinea, Ấn Độ, Nepal, Nigeria, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Tanzania, Thái Lan và Việt Nam dự kiến cũng sẽ tăng trong năm 2021/22.
Trái lại, tiêu thụ và thất thoát gạo dự kiến sẽ giảm ở Nhật Bản và Hàn Quốc, chủ yếu do xu hướng đa dạng hóa các loại thực phẩm đã kéo dài từ nhiều năm nay, và dân số tăng không đáng kể hoặc thậm chí sụt giảm.

Nguồn: VITIC / USDA