Giá cam hữu cơ huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) được thu mua tại nhà vườn lên tới 28.000 đồng/kg, mức giá cao kỷ lục 10 năm trở lại đây.
Vụ cam sành tạ Tuyên Quang năm nay khá được giá. Hiện giá thu mua cam thường tại nhà vườn được thương lái trả từ 8.000 đến 12.000 đồng/kg tùy mẫu mã. Thế nhưng, giá cam hữu cơ đạt 28.000 đồng/kg, gấp đôi cam thông thường.
Cam hữu cơ ở Tuyên Quang có giá 28.000 đồng/kg tại vườn, mức giá cao kỷ lục kể từ 10 năm trở lại đây
Cam hữu cơ ở Tuyên Quang có giá 28.000 đồng/kg tại vườn, mức giá cao kỷ lục kể từ 10 năm trở lại đây
Tuy nhiên, đổi lại, quá trình chăm sóc người nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, phân bón hóa học độc hại nên người chăm sóc hạn chế bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi cam được thu hoạch, tiêu thụ cũng thuận lợi hơn.
Những vụ trước, khi cam thông thường người ta không bán được hoặc bán chỉ 3.000 đến 5.000 đồng/kg thì cam hữu cơ vẫn bán được hơn 15.000 đồng/kg.
Toàn huyện Hàm Yên có diện tích hơn 24ha trồng theo hướng hữu cơ, trong đó diện tích cam hữu cơ là hơn 18ha, còn lại là hữu cơ chuyển đổi. Diện tích cam này tập trung chủ yếu tại thị trấn Tân Yên, xã Tân Thành, xã Nhân Mục.
Tổng sản lượng cam hữu cơ ước đạt khoảng 80 tấn. Đến thời điểm này, các nhà vườn đã bán được khoảng 30% sản lượng cho hệ thống các nhà hàng, siêu thị tại Hà Nội, TP. HCM... trong đó thị trường TP. HCM tiêu thụ chiếm 70% sản lượng.
Hiện toàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 6.400ha cam, sản lượng ước đạt 83.000 tấn. Giữ vững thương hiệu, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho người trồng cam, ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang và các đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh phát triển các mô hình trồng cam theo hướng nông nghiệp tốt, VietGAP, hữu cơ.
Giá lúa ổn định
Cụ thể, lúa OM 380 ở mức 5.400- 5.500 đồng/kg, Đài thơm tám từ 5.900-6.100 đồng/kg, OM 18 là 5.900-6.000 đồng/kg, Nàng hoa từ 5.900-6.000 đồng/kg, riêng lúa IR 50404 ở mức 5.500-5.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Về các loại gạo: Hương lài 19.000 đồng/kg, sóc Thái 18.000 đồng/kg, gạo nàng nhen 20.000 đồng/kg, gạo thường 11.000-11.500 đồng/kg, Nàng hoa 17.500 đồng/kg, gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg, gạo Jasmine từ 15.000-16.000 đồng/kg…
Vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, đến nay nông dân tỉnh Trà Vinh xuống giống hơn 60.000 ha. Tuy nhiên, nông dân trong tỉnh hiện rất lo lắng cho vụ sản xuất này, bởi tình hình giá cả vật tư nông nghiệp tăng rất cao, đặc biệt giá các mặt hàng phân bón vô cơ tăng bình quân từ 50 - 100%, thuốc bảo vệ thực vật các loại tăng từ 10 - 40% so cùng kỳ.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo nông dân nên ưu tiên sử dụng những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng tốt, thích hợp tốt với điều kiện của từng địa phương, có sức đề kháng tốt với sâu bệnh hại để gieo trồng như: OM 18, OM 5451, OM 4900, Đài Thơm 8, ST 5, ST 24, ST 25... Đồng thời, phải vệ sinh đồng ruộng và làm đất theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp để giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt ngay từ đầu vụ, kiểm soát được các loại dịch hại.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền, đối với những vùng có điều kiện sản xuất lúa khó khăn do không chủ động được nguồn nước tưới, thường xuyên bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, dẫn đến chi phí đầu tư sản xuất cao, năng suất thấp, ngành nông nghiệp khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất để hạn chế rủi ro. Năm 2022, tỉnh dự kiến chuyển đổi trên 1.300 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hoặc nuôi thủy sản.
Nhằm tăng cường quản lý dịch hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa, vừa qua Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang triển khai thí điểm phần mềm (APPS) nhận diện sinh vật gây hại trên cây lúa bằng điện thoại di động thông minh. Đây là công nghệ đầu tiên được triển khai ở Việt Nam. Đây là những công cụ hỗ trợ người nông dân trong việc nhận diện, chuẩn đoán các vấn đề liên quan tới sinh vật gây hại trên cây lúa.

Nguồn: VITIC/TTXVN//congthuong.vn/