Hiện giá gạo nguyên liệu tăng lên mức 9.100 -9.150 đồng/kg; gạo thành phẩm lên mức 10.050 -10.150 đồng/kg. Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm. Hiện giá tấm ở mức 9.000-9.100 đồng/kg; cám khô ở mức 7.700 – 7.900 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay 27/3 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Nhiều địa phương bước vào cao điểm thu hoạch lúa Đông Xuân, giao dịch lúa mới sôi động.
Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.150 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.100 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm duy trì ổn định. Hiện giá cám khô ở mức 7.700 đồng/kg, giá tấm ở mức 9.000 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, giá lúa tiếp tục xu hướng đi ngang. Cụ thể, tại kho An Giang, Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.700 – 6.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 5451 6.400 – 6.600 đồng/kg; nàng hoa 9 6.800 – 7.100 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Tại Cần Thơ, giá lúa vẫn giữ ổn định như Jasmine là 7.600 đồng/kg, OM 4218 là 6.600 đồng/kg; IR 50404 ở mức 6.200 đồng/kg.
Giá lúa tại Tiền Giang ở một số loại như: Jasmine ổn định ở mức 7.300 đồng/kg; lúa OC10 cũng ở mức 6.800 đồng/kg; riêng IR 50404 là 6.500 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Tại Kiên Giang giá lúa vẫn ổn định như: IR 50404 là 6.500 đồng/kg; OM 5451 là 6.700 đồng/kg; Jasmine là 7.000 đồng/kg.
Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo về nhiều, giá gạo có xu hướng nhích nhẹ. Nhu cầu mua lúa cắt tháng 4 rất nhiều, giá lúa nếp tăng tiếp, tuy nhiên lượng mua được ít... Giá cám liên tục điều chỉnh tăng, thiếu ghe vận chuyển.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay không có biến động. Hiện giá gạo 5% tấm đang ở mức 448 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 428 USD/tấn.
Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm không đổi ở mức 450 USD/tấn. Một thương nhân có trụ sở tại tỉnh An Giang thuộc Đồng bằng sông Cửu Long cho biết hoạt động giao dịch chắc chắn sẽ tăng trong những tháng tới, do nguồn cung tăng từ vụ thu hoạch hiện tại và nhu cầu lớn từ những người mua truyền thống bao gồm Trung Quốc và Philippines. Thương nhân này cũng cho hay vụ thu hoạch Đông Xuân hiện thời sẽ kết thúc vào cuối tháng Ba.
Một thương nhân khác tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giá gạo Việt Nam vẫn thấp hơn gạo Thái Lan, vì vậy một số thương nhân nước ngoài đang chuyển sang mua gạo Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi đó, trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ kéo dài đà giảm trong tuần này vì nhu cầu yếu, chủ yếu do bên mua dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm nên trì hoãn đặt mua.
Kết thúc tuần giao dịch, giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ được chào bán ở mức từ 380-385 USD/tấn - thấp nhất kể từ giữa tháng 1/2023 và giảm từ mức từ 382-387 USD một tuần trước.
Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, bang Andhra Pradesh cho biết giá gạo Ấn Độ đã giảm khoảng 20 USD/tấn trong một tháng qua. Người này nhận định người mua đang chờ xem liệu giá gạo có thể giảm hơn nữa hay không.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này tăng từ mức 455 USD/tấn trong tuần trước lên 465 USD/tấn.
Một thương nhân ở Bangkok cho biết, giá đã thay đổi một chút do đồng baht tăng giá. Tuy nhiên, thương nhân cho rằng giá sẽ bị giới hạn trong phạm vi nhất định do nhu cầu “trầm lắng" và nguồn cung đang dần tăng lên. Một thương nhân khác cho biết giá gạo Thái Lan có thể giảm nếu nguồn cung tăng.