Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.476

Trừ lùi: -80

Đắk Lăk

34.200

+500

Lâm Đồng

33.300

+500

Gia Lai

33.900

+500

Đắk Nông

33.800

+500

Hồ tiêu

51.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.160

-5

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê thế giới toàn sắc xanh kéo thị trường cà phê trong nước hồi phục mạnh. Đồng real tăng giá ủng hộ tân Tổng thống Brazil Bolsonaro, gặp đồng USD mất giá giúp cho giá cà phê hai sàn tăng lên.

 

Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 3/2019 trên sàn London tăng 1,7% lên 1.557 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2019 tăng 2,4% lên 102 UScent/lb.

 

Theo Bloomberg, việc nguồn cung cà phê dư thừa khiến người sản xuất không còn hưởng lợi nhiều. Trong khi đó, giá cà phê rang xay bán lẻ tại Mỹ tăng lên mức cao hơn trung bình 3,8 lần so với mức giá cà phê được giao dịch trên sàn New York. Đây đồng thời là ngưỡng cao nhất kể từ năm 2013. Ông Rodrigo Costa giám đốc công ty thương mại Comexim cho biết nếu như năm ngoái giá cà phê giảm thấp kỉ lục khiến nông dân chịu thiệt hại lớn thì ngược lại các nhà bán lẻ lại kiếm bội tiền. Một tín hiệu đáng mừng đối với giá cà phê khi sản lượng Brazil trong năm 2019 được dự báo giảm xuống còn 55 triệu bao, từ mức kỉ lục 63,4 triệu bao năm 2018 do nước này bước vào chu kì giảm năng suất. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo rằng tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2018/19 có thể đạt ngưỡng kỉ lục 174,5 triệu bao, tăng 15,6 triệu bao so với niên vụ trước đó. Tồn kho có thể tăng thêm 25% lên ngưỡng cao nhất trong vòng 4 năm.

 

Các chuyên gia phân tích dự đoán giá cà phê có thể tăng từ mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua là 1,15 UScent/lb trong năm 2018 lên mức trung bình 1,24 UScent/lb năm 2019. Indonesia nổi tiếng với loại cà phê đắt nhất thế giới có tên là Kopi Luwak, có nguồn gốc từ quả cà phê Cherry do loài cầy hương châu Á ăn và thải ra. Kopi Luwak có thể có giá khoảng 700 USD/kg và được sản xuất chủ yếu trên các đảo Sumatra, Java, Bali và Sulawesi. Cà phê ở Indonesia được ủ trong túi vải và hiếm khi được rửa để giữ được hương vị khác biệt. Cà phê truyền thống tốt nhất là Kopi Tubruk, phần lớn được tạo thành từ hạt Robusta. Trong một quốc gia chủ yếu theo Đạo Hồi, cà phê là thức uống xã giao, thay thế cho rượu.