Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.300

Trừ lùi: -45

Đắk Lăk

30.900

0

Lâm Đồng

30.100

0

Gia Lai

30.500

0

Đắk Nông

30.600

0

Hồ tiêu

45.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.200

-10

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê nội địa vẫn bám sát diễn biến của thị trường cà phê thế giới. Đà giảm chưa dừng lại do áp lực dư cung. Mức thấp nhất ở 30.100 đồng/kg tại Lâm Đồng, cao nhất là 30.900 đồng/kg chốt tại Đắk Lăk, 30.500 đồng/kg tại Gia Lai và 30.600 đồng/kg tại Đắk Nông.
Theo thống kê, cả nước mới có trên 102.150 hộ gia đình tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận với tổng diện tích 172.417 ha. Sản lượng mỗi năm đạt 622.706 tấn cà phê nhân, trong đó sản lượng cà phê chứng nhận 4C là 451.271 tấn, UTZ Certified là 135.550 tấn, Rainforest Alliance (RFA) là 32.885 tấn, Fairtrade (FT) là 3.000 tấn. Chính diện tích cà phê được sản xuất có chứng nhận còn thấp khiến giá bán thấp.
Theo TS Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) ,cà phê là cây lâu năm nhưng hệ thống rễ của nó đặc biệt là rễ tơ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định trên 90% bộ rễ của cây cà phê phân bố ở độ sâu từ 0-30 cm, do đó cây cà phê gần như không thể chống chịu được một mùa khô khắc nghiệt và kéo dài 6 tháng ở Tây Nguyên (tháng 11 đến tháng 4 năm tiếp theo).
Vì vậy, để có vườn cà phê sinh trưởng tốt và cho năng suất cao thì hầu hết cà phê ở Tây Nguyên đều phải được tưới nước trong mùa khô, nhưng hầu hết lại sử dụng lượng nước tưới vượt quá mức yêu cầu của cây. Các nghiên cứu gần đây của WASI cho thấy, người sản xuất cà phê ở Tây Nguyên có xu hướng tưới thừa so với lượng khuyến cáo trên 100 m3/ha/lần tưới.
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 3/5, giá cà phê robusta giao trong tháng 7/2019 trên sàn London giảm 1,6% xuống mức 1.3 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,7% xuống 90,9 UScent/lb.
Giá cà phê toàn cầu tháng 4/2019 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm gần đây do nguồn cung dồi dào, nhu cầu thấp. Tuy nhiên thị trường đã xuất hiện một số thông tin tích cực. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê từ Indonesia, nhà sản xuất lớn thứ hai khu vực châu Á và lớn thứ 4 thế giới, ước giảm 5,6% xuống 10,2 triệu bao trong niên vụ 2018/19.
Xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này trong giai đoạn tháng 4/2018 - 2/2019 giảm 36% so với năm trước, xuống còn 4,75 triệu bao. ICO cũng cho biết, lượng tiêu thụ cà phê thế giới trong niên vụ 2018/19 dự báo đạt 164,99 triệu bao, tăng so với mức 161,38 triệu bao của niên vụ 2017/18.