Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

Thị trường

Đơn vị

Ngày

19/02

Ngày

22/02

Ngày

23/02

FOB (HCM)

USD/tấn

1.444

1.448

1.454

Đăk Lăk

VND/kg

33.300

32.900

33.300

Lâm Đồng

VND/kg

32.700

32.300

32.600

Gia Lai

VND/kg

33.300

32.800

33.200

Đắk Nông

VND/kg

33.400

32.900

33.200

                       Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường robusta thế giới phiên cuối tuần tăng khiến thị trường cà phê trong nước tăng 100 đồng/kg so với phiên giao dịch trước đó. Nhưng tính chung cả tuần, tại một số tỉnh, giá cuối tuần vẫn thấp hơn mức đầu tuần 100 - 200 đồng/kg. Giá thấp nhất ở 32.6 00 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất chốt ở 33.300 đồng/kg tại Đắk Lăk. Trong tuần, giá có lúc mất mốc 33.000 đồng/kg hôm 22/2 xuống còn 32.300 - 32.900 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước đang thử thách mức thấp nhất niên vụ 2018/19 là 32 triệu đồng mỗi tấn.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 0,55 US cent tương đương 0,6% lên 1 USD/lb, rời khỏi mức thấp nhất 5 tháng (99,05 US cent/lb) trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần, giá cà phê arabica giảm 1,6%, tuần giảm thứ 4 liên tiếp. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn tăng 6 USD tương đương 0,4% lên 1.539 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá giảm 1%.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê Robusta, trong tháng 1/2019 chỉ đạt 183.693 tấn cà phê các loại, tương đương 3.061.550 bao (loại 60kg) với trị giá 324,24 triệu USD, tuy tăng 19.35% về lượng và tăng 17,58% về giá trị kim ngạch so với tháng trước đó, nhưng lại giảm 15,09% về lượng và giảm 22,74% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Nguyên nhân xuất khẩu sụt giảm cả lượng lẫn giá trị được cho là do giá cà phê robusta tại sàn kỳ hạn London, nơi được dùng làm giá tham chiếu cho cà phê Việt Nam, đã giảm xuống quá thấp khiến thương mại có phần chậm lại, cho dù thu hoạch vụ mùa mới với dự báo khoảng gần 30 triệu bao vẫn chưa kết thúc.
Tuy nhiên, theo giới quan sát nhận định, do tuần lễ nghỉ Tết cổ truyền năm Kỷ Hợi rơi vào đầu tháng Hai nên khối lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 1/2019 có một số lô hàng của hợp đồng tháng 2/2019 được giao trước.
Trước đó, Tổng cục Thông kê Việt Nam đã ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 1/2019 sẽ khoảng 2,92 triệu bao. Ước báo này chưa tính đến việc các nhà xuất khẩu đẩy mạnh giao hàng vào cuối tháng 1 để bù đắp cho kỳ nghỉ Tết khá dài trong tháng Hai, cũng là tháng có ít ngày.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Thái Lan, nhập khẩu cà phê của nước này năm 2018 đạt 64.680 tấn, trị giá 4,487 tỷ baht (tương đương 142,57 triệu USD), tăng gần 12% về lượng, nhưng giảm khoảng 11% về trị giá so với năm 2017.
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Thái Lan với tốc độ nhập khẩu tăng trưởng khả quan 42% về lượng và 11% về trị giá so với năm 2017. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan tăng mạnh, từ hơn 72% lên 92,4% năm 2018.
Lào là thị trường cung cấp cà phê lớn thứ hai cho Thái Lan, song lượng nhập khẩu năm 2018 chỉ đạt 2.970 tấn, trị giá 411,42 triệu baht (tương đương trên 13 triệu USD), tăng 26,4% về lượng và 5,7% về trị giá so với năm 2017. Cà phê Lào chiếm 4,6% thị phần trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan trong năm 2018, tăng so với 4,1% tỷ trọng năm 2017.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định nếu so với các nước cung cấp khác như Lào, Malaysia, Mỹ thì mặt hàng cà phê của Việt Nam tại Thái Lan đang có lợi thế cạnh tranh hơn.