Giá dầu cọ tại Malaysia ngày 6/5/2020 tăng theo xu hướng giá dầu thô qua đêm tăng, song dự báo tồn trữ dầu cọ trong tháng 4/2020 tăng cao và căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng đã hạn chế đà tăng.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 3 ringgit tương đương 0,15% lên 1.978 ringgit (459,36 USD)/tấn.
Giá dầu thô Brent tăng gần 14%, song giảm trong ngày 6/5/2020, do tồn trữ tại Mỹ tăng cao hơn so với dự kiến, khiến các nhà đầu tư tập trung vào nguy cơ dư cung.
Giá dầu thô tăng mạnh khiến dầu cọ trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn đối với nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.
Giá dầu cọ đóng cửa trong ngày 5/5/2020 chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2019, chịu áp lực bởi kỳ vọng tồn trữ trong tháng 4/2020 tăng 10% so với tháng 3/2020 lên mức cao nhất 4 tháng do sản lượng hồi phục.
Người đứng đầu khu vực nghiên cứu đồn điền Ivy Ng thuộc CIMB Investment Bank cho biết: “Sản lượng hồi phục mạnh cùng với xuất khẩu suy yếu sẽ dấy lên mối lo ngại tồn trữ tăng mạnh, gây áp lực đối với giá dầu cọ thô”.
Nhu cầu dầu cọ toàn cầu – dầu thực vật sử dụng nhiều nhất trên thế giới – có thể đã chạm đáy, sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona và hồi phục chậm lại, Hội đồng Dầu cọ Malaysia cho biết.
Ngân hàng Trung ương Malaysia giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, để giúp nền kinh tế Đông Nam Á vượt qua ảnh hưởng của đại dịch và giá giảm.
Trong khi đó, xu hướng toàn cầu chịu áp lực bởi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh về xuất xứ của virus corona.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 1,34% trong khi giá dầu cọ giảm 2,35%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago giảm 1,18%.
Dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đồng ringgit – tiền tệ giao dịch dầu cọ - giảm 0,12% so với đồng USD, khiến hàng hóa trở nên rẻ hơn khi nắm giữ tiền tệ khác.

Nguồn: VITIC/Reuters