Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

Đắk Lắk

 

— Ea H'leo

53.500

Gia Lai

 

— Chư Sê

53.000

Đắk Nông

 

— Gia Nghĩa

53.500

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

— Giá trung bình

54.500

Bình Phước

 

— Giá trung bình

54.000

Đồng Nai

 

— Giá trung bình

53.000

                                                   tintaynguyen.com

Hạt tiêu đã phải chịu thiệt hại kép khi cuộc khủng hoảng dư cung chưa hết thì Covid-19 ập đến khiến hàng loạt nhà hàng tại các thị trường tiêu thụ lớn hạt tiêu của Việt Nam như Trung Quốc, EU,…đóng cửa.
Nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần) cho thấy, trên thị trường thế giới, hôm nay (06/01/2021), tại sàn Kochi - Ấn Độ, giá giao ngay trừ 66,65 rupee, tương đương 0,19% xuống 34.933,35 rupee/tạ; giá kỳ hạn tháng 12/20 giảm 85 rupee, tương đương 0,24% chốt tại 35.450 rupee/tạ.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

GIAO NGAY

34933,35

-66,65

-0,19

0

35000

34933,35

35000

35000

0

12/20

35450

-85

-0,24

0

35485

35450

35485

35535

0

 giatieu.com

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 31/12/2020 đến ngày 06/01/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,19 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cuối tháng 12/2020, giá hạt tiêu xuất khẩu tại Brazil và Malaysia ổn định so với cuối tháng 11/2020, trong khi giá tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc tăng lên.
Sang tháng đầu năm mới 2021, lượng tồn kho giao dịch ít, nguồn cung bị gián đoạn do cước phí tăng, nhu cầu tiêu thụ cũng ở mức thấp.
Các thông tin tiêu cực từ đại dịch Covid-19 khiến giá tiêu chịu áp lực. Trong thời điểm này, giá đang ở mức thấp khiến các nhà đầu cơ tăng cường mua vào, tuy nhiên giao dịch vẫn khá ảm đạm do người bán không mặn mà. Dự báo trong thời gian tới, lượng cung – cầu hạt tiêu trên thị trường sẽ khá ổn định.

Nguồn: VITIC