Bước sang tháng 4 thị trường xuất khẩu cá ngừ cũng không mấy khả quan, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ giảm 36% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU cũng giảm trong tháng vừa qua và 4 tháng đầu năm chỉ đạt gần 82 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ.

Kết quả này là do sự sụt giảm về giá trị xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường lớn. Trong quý 1, xuất khẩu cá ngừ sang cả 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và ASEAN đều đồng loạt giảm.

Tình hình chung các thị trường lớn tiêu thụ cá ngừ:

Năm nay quy mô thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam bị thu hẹp hơn so với năm ngoái chỉ còn 55 thị trường, trong khi năm ngoái 65 thị trường. Riêng tại thị trường ASEAN, sau khi giảm trong tháng 3, xuất khẩu cá ngừ đã tăng trở lại trong tháng 4 với mức 4% so với cùng kỳ. Đặc biệt, xuất khẩu cá ngừ sang Thái Lan tăng 61%.
Dịch bệnh bùng phát khiến nhà máy sản xuất cá ngừ của các nước EU như Tây Ban Nha, Italy.. bị chậm lại, cộng với nhu cầu tăng đã khiến khu vực này tăng nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ bên ngoài. Hiện xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang EU tăng 2,7% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản và Ai Cập cũng lần lượt tăng 36% và 59%. Nhật Bản đang tăng mạnh nhập khẩu nhiều sản phẩm cá ngừ chế biến khác của Việt Nam, đặc biệt là thịt cá ngừ hấp đông lạnh, tăng 111% so với cùng kỳ.
Do ảnh hưởng của Covid -19 trên toàn cầu nên giá cá ngừ nguyên liệu vẫn ở mức cao so với năm trước, nên sẽ giảm khả năng cạnh tranh, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Cuộc chiến tranh Mỹ - Trung đã tạo cơ hội cho các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, khả năng cung cấp của các DN Việt Nam còn hạn chế nên không đủ để cung ứng cho thị trường này. Bên cạnh đó, việc Ecuador đẩy mạnh đàm phán thương mại để được hưởng lợi từ Hệ thống Ưu đãi phổ cập (GSP) của Mỹ, cùng với Clombia, Peru và Mexico, đang khiến cạnh tranh tại thị trường Mỹ tăng.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU vẫn tiếp tục tăng trưởng âm. Hiện tại, chỉ có nhóm sản phẩm cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô (trừ cá ngừ mã HS0304) của Việt Nam xuất sang EU có sự tăng trưởng so với cùng kì. Năm nay Italy với tốc độ tăng trưởng vượt bậc 313% đang giữ vị trí dẫn đầu. Trong khi xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Đức và Tây Ban Nha giảm so với cùng kì.
Đáng chú ý, sau Italy, Đức và Tây Ban Nha, Anh đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 4 của Việt Nam trong khối EU. Dự kiến việc Anh chính thức rời khỏi EU từ tháng 2 sẽ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU.
Nhật Bản là nước duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam có sự tăng trưởng trong quý 1. Nước này đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ chế biến khác của Việt Nam (như loin cá ngừ vây vàng hấp đông lạnh, loin cá ngừ mắt to hấp đông lạnh, cá ngừ đóng túi để làm thức ăn cho vật nuôi… )

Tình hình tiêu thụ cá ngừ trên thế giới :

Nhìn chung dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động thương mại cá ngừ trên thế giới. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng khiến cho xu hướng tiêu thụ cá ngừ trên thị trường thế giới thay đổi. Theo số liệu thống kê tại các thị trường, việc áp dụng các biện pháp cách ly xã hội tại các nước đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tươi sống, đông lạnh giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp cỡ nhỏ tăng, do nhu cầu tích trữ của người tiêu dùng tăng lên. Vô hình chung xu hướng này đang khiến cho các doanh nghiệp phải tìm cách chuyển hướng sang tăng cường sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến, giảm xuất khẩu các mặt hàng tươi sống, hay đông lạnh.
Sự bùng phát của dịch bệnh cũng đang tác động tới nguồn cung cá ngừ nguyên liệu trên thế giới. Cụ thể, do lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh, nhiều quốc đảo Thái Bình Dương thực hiện lệnh đóng cửa hoàn toàn hoặc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ngăn chặn các tàu vào cảng và dỡ hàng tại các cảng. Điều này cũng khiến cho nguồn cung nguyên liệu hạn chế, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất cá ngừ.
Trong khi đó, sản lượng khai thác cá ngừ tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương thấp, đã khiến cho giá cá ngừ nguyên liệu tại khu vực này tăng, như tại Bangkok tăng 50% kể cuối tháng 2 trở lại đây. Trong khi, giá tại các khu vực khác như tại Manta, Seychelles vẫn ổn định, và đang ở mức thấp hơn. Điều này vô hình chung đang khiến cho các doanh nghiệp sản xuất cá ngừ trong khu vực gặp khó khăn hơn.
Đơn hàng xuất khẩu giảm, trong khi cạnh tranh tại các thị trường gia tăng đã khiến nhiều doanh nghiệp phải giảm bớt sản lượng, thậm chí giảm bớt công nhân để duy trì. Nếu tình trạng này kéo dài doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Và khi doanh nghiệp không xuất khẩu được, đặc biệt là các DN xuất khẩu cá ngừ tươi sống và đông lạnh, đang kéo theo việc thu mua nguyên liệu cũng giảm bớt. Đây cũng là một nguyên nhân khiến giá cá ngừ nguyên liệu trong nước bị ảnh hưởng và nhiều tàu cá phải nằm bờ.
Trong khi đó, sản lượng khai thác cá ngừ tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương thấp, đã khiến cho giá cá ngừ nguyên liệu tại khu vực này tăng, như tại Bangkok tăng 50% kể cuối tháng 2 trở lại đây. Trong khi, giá tại các khu vực khác như tại Manta, Seychelles vẫn ổn định, và đang ở mức thấp hơn. Điều này vô hình chung đang khiến cho các doanh nghiệp sản xuất cá ngừ trong khu vực gặp khó khăn hơn.
Đơn hàng xuất khẩu giảm, trong khi cạnh tranh tại các thị trường gia tăng đã khiến nhiều doanh nghiệp phải giảm bớt sản lượng, thậm chí giảm bớt công nhân để duy trì. Nếu tình trạng này kéo dài doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Và khi doanh nghiệp không xuất khẩu được, đặc biệt là các DN xuất khẩu cá ngừ tươi sống và đông lạnh, đang kéo theo việc thu mua nguyên liệu cũng giảm bớt. Đây cũng là một nguyên nhân khiến giá cá ngừ nguyên liệu trong nước bị ảnh hưởng và nhiều tàu cá phải nằm bờ.
VASEP dự báo, Covid-19 bùng phát mạnh trong quý I nên kết quả xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vẫn còn bị ảnh hưởng, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc.

Nguồn: VITIC