Năm 2018/19, Philippines đã trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, sau khi dỡ bỏ các hạn chế về khối lượng gạo nhập khẩu.
Tuy nhiên, sang năm 2021, nhập khẩu gạo dự báo sẽ giảm 2 năm liên tiếp giữa bối cảnh sản lượng nội địa tăng, Chính phủ can thiệp vào thị trường gạo, và giá ở các nước cung cấp truyền thống tăng cao.
Sản lượng gạo của Philippines niên vụ 2020/21 dự báo sẽ tăng nhẹ lên 12 triệu tấn, nhờ diện tích và năng suất đều tăng.

Bộ Nông nghiệp Philippines đang thực hiện các chương trình thúc đẩy sản xuất thông qua cùng cấp hạt giống chất lượng tốt hơn, máy móc, tín dụng và các chương trình khuyến nông khác.
Về nhập khẩu, mặc dù Chính phủ Philippines không duy trì việc hạn chế về khối lượng, song Chính phủ vẫn giữ vai trò điều tiết thương mại bằng cách thực hiện các chính sách liên quan đến cấp phép nhập khẩu và thời gian cấp giấy phép. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã rút ngắn thời gian giữa việc cấp giấy xác nhận về an toàn thực phẩm đối với gạo. Theo đó, gạo vận chuyển từ các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (Asean), trừ Myanmar, sẽ phải . Với các yêu cầu bổ sung, gạo được vận chuyển từ các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngoại trừ Miến Điện, sẽ phải đến tay doanh nghiệp trong vòng 35 ngày, và mất 65 ngày để gửi hàng hóa từ Mynmar sang các thị trường khác.
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam cao cũng làm giảm sút sự nhiệt tình mua vào của Philippines. Các nhà cung cấp gạo chủ chốt cho Philippines là các nước ASEAN – nhóm được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn nhiều so với các nước khác. Chẳng hạnh như Thái Lan và Việt Namlà những nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Philippines. Tuy nhiên, cả Thái Lan và Việt Nam đều trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng trong năm 2019/2020, khiến nguồn cung gạo xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục bị hạn chế tới đầu năm 2020/21.
 

Nguồn: VITIC / USDA