Theo đó, Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu lớn nhất, một lần nữa xuất khẩu kỷ lục 22,5 triệu tấn. Trung Quốc và Philippines được dự đoán sẽ vẫn là những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất vào năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 dự báo sẽ tăng ở Argentina, Australia, Myanmar, Campuchia, Guyana, Pakistan và Mỹ song dự kiến sẽ giảm ở Brazil, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ấn Độ dự kiến sẽ lại là nước xuất khẩu lớn nhất với 22,5 triệu tấn, không thay đổi so với kỷ lục của năm trước và vượt tổng xuất khẩu của ba nước xuất khẩu lớn nhất tiếp theo là Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Ấn Độ dự kiến sẽ vẫn là nước xuất khẩu gạo có giá cạnh tranh nhất toàn cầu vào năm 2024.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2024 được dự báo không đổi so với năm trước, ở mức 22,5 triệu tấn tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% thương mại gạo toàn cầu.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến sẽ vẫn ở mức cao bất chấp thuế xuất khẩu hiện hành và lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm mạnh do các chuyến gạo tấm bị đình trệ, tuy nhiên Ấn Độ vẫn là nhà cung cấp lớn cho các thị trường ở châu Phi, châu Á và Trung Đông do giá cả cạnh tranh.
Xuất khẩu gạo của Thái Lan được dự báo ở mức 8 triệu tấn trong năm 2024, giảm 500.000 tấn so với năm 2023. Chủ yếu do nhu cầu thấp hơn dự kiến từ Đông Nam Á, đặc biệt là từ Indonesia. Tuy nhiên, nguồn cung lớn có thể sẽ giữ cho giá xuất khẩu của Thái Lan tiếp tục cạnh tranh.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 6,7 triệu tấn trong năm 2024, giảm 400.000 tấn so với năm 2023, chủ yếu do nhu cầu giảm mạnh từ Indonesia. Trong khi Philippines và Trung Quốc, chiếm tổng cộng 60% xuất khẩu của Việt Nam, dự kiến sẽ tiếp tục mua một lượng lớn vào năm tới. Ngoài ra, nhu cầu từ khu vực châu Phi cận Saharan cũng đang tăng lên.
Xuất khẩu của Pakistan dự kiến tăng 700.000 tấn lên 4,5 triệu tấn trong năm tới nhờ vụ mùa phục hồi. Niên vụ 2022-2023 bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, đã hạn chế nguồn cung xuất khẩu của nước này. Sản lượng năm 2023-2024 dự báo sẽ tăng 60%, điều này sẽ dẫn đến giá giảm và xuất khẩu tăng.
Xuất khẩu của Myanmar được dự báo tăng 200.000 tấn lên 2,2 triệu tấn do các thị trường trọng điểm bao gồm EU tiếp tục có nhu cầu gạo Myanmar. Hơn nữa, xuất khẩu dự kiến sẽ hồi phục trong năm 2023/24 sau khi giảm trong năm 2022/23.
Xuất khẩu của Brazil dự báo giảm xuống còn 900.000 tấn do nước này trải qua vụ mùa được dự báo thấp nhất trong hơn 25 năm, sau khi xuất khẩu vượt quá 1 triệu tấn trong 2 năm liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, đồng tiền Brazil mất giá sẽ tiếp tục khuyến khích xuất khẩu, chủ yếu sang Mỹ Latinh.
Xuất khẩu gạo của Argentina được dự báo ở mức 400.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với năm bị ảnh hưởng bởi hạn hán trước đó. Các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Argentina được dự báo sẽ không có sự thay đổi, đặc biệt là Brazil do dự báo sản lượng giảm.
Xuất khẩu gạo của Paraguay dự báo đạt 730.000 tấn nhờ hồi phục sản lượng. Brazil tiếp tục là điểm xuất khẩu chính của nước này, tiếp theo là Chile và Mexico.
Xuất khẩu gạo của Uruguay được dự báo vẫn ổn định ở mức 950.000 tấn. Brazil dự kiến sẽ là điểm xuất khẩu chính gạo lứt và gạo xát của Uruguay để đáp ứng nhu cầu sau một vụ mùa sản lượng giảm. Mexico cũng được dự đoán là một trong những thị trường hàng đầu đối với gạo xát và gạo từ Uruguay.
Xuất khẩu của Mỹ được dự báo sẽ tăng với vụ mùa bội thu và giá giảm. Sản lượng được dự báo sẽ phục hồi đối với gạo hạt dài và đặc biệt là gạo hạt vừa và ngắn, vốn bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở California vào năm ngoái. Với nguồn cung lớn hơn và giảm cạnh tranh từ Brazil, xuất khẩu của Mỹ dự kiến sẽ giành lại một số thị phần ở Tây bán cầu. Xuất khẩu dự kiến sẽ tăng sang Đông Á do vụ thu hoạch ở California phục hồi.

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo USDA)