Thế giới
Theo thông tin từ DTN, giá phân bón bình quân tại thị trường Mỹ trong tuần thứ hai của tháng 2/2019 tăng và đứng ở mức cao. Sáu trong số tám loại phân bón có mức tăng đáng kể so với tháng trước đó. Cụ thể, MAP trung bình ở mức 537 USD/tấn, Kali 385 USD/tấn, phân hỗn hợp 10-34-0 ở mức 470 USD/tấn, anhydrous 596 USD/tấn, UAN28 271 USD/tấn và UAN32 giá 318 USD/tấn.
Hai loại phân bón có mức giá trung bình thấp hơn đó là DAP đạt 512 USD/tấn và Ure 405 USD/tấn.
Với mức giá này so với cùng kỳ năm trước đều tăng, theo đó MAP tăng 8%; DAP và Kali đều tăng 12%; Ure và phân hỗn hợp 10-34-0 tăng 13%; UAN28 tăng 18%; anhydrous và UAN32 tăng 21%.
Diễn biến giá phân bón tuần thứ hai của tháng 2/2019
ĐVT: USD/tấn

Theo tin từ Dow Jones, Công ty phân bón Nutrien Ltd. đồng ý mua Actagro LLC – công ty sản xuất các sản phẩm chăm sóc cây trồng. Nutrien sẽ trả 340 triệu USD cho Actagro, trong đó bao gồm khoảng 20 triệu USD vốn lưu đồng. Thỏa thuận này dự kiến sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2019.
Cty Nutrien được thành lập từ tháng 1/2018, với việc sáp nhập của PotashCorp và Agrium. Hy vọng thỏa thuận này sẽ tăng lợi nhuận trong năm đầu tiên.
Các sản phẩm của Actagro được sản xuất tại hai cơ sở ở Califonia và Arkansa và được phân phối trên toàn cầu, bao gồm cả doanh nghiệp bán lẻ của Nutrien.
Tại thị trường Trung Quốc trong tuần đầu tháng 2/2019, giá Ure xuất xưởng/bán buôn không đổi tại hầu hết các khu vực sản xuất, ngoại trừ giảm nhẹ tại Hà Nam và tăng nhẹ tại An Huy. Ngược lại, giá DAP xuất khẩu của nước này trong tháng 2/2019 giảm xuống còn 387 – 393 USD/tấn.
Diễn biến giá DAP xuất khẩu của Trung Quốc từ tháng 1/2018 – 2/2019
ĐVT: USD/tấn

Nguồn: Agromonitor
Về nguồn cung, ở các khu vực sản xuất chính, bao gồm Baltic và Bắc Phi đang ngày càng phụ thuộc vào nhu cầu của phương Tây. Dự đoán nhu cầu châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới nhưng tồn kho hiện khá dồi dào ở Tây Âu. Trong khi đó, các nhà sản xuất ở phương Đông cũng có sẵn hàng hóa giao ngay cho tháng 2.
Một số nhà máy đã tiến hành bảo trì:
Tại Agleria, Sorfert bắt đầu bảo trì khoảng 5 – 6 tuần kể từ giữa tháng 1/2019, dự kiến sẽ kết thúc bảo trì sớm nhất vào cuối tháng 2.
Tại Libya, nhà máy Lifeco bắt đầu bảo trì.
Tại Brazil, Petrobras đã bảo trì 2 nhà máy Laranjeiras và Camacari từ tháng 10/2018 đến tháng 1/2019.
Tại thị trường nội địa, trong nửa đầu tháng 2 giá phân bón khá trầm lắng do nhu cầu thấp trong bối cảnh giá thế giới Ure , DAP giảm và dịp nghỉ Tết Nguyên Đán.
Tại thị trường Lào Cai giá phân bón không biến động do người dân bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019. Nhu cầu tiêu thụ không nhiều, mặc dù giá cả thị trường có nhiều chiều hướng thuận lợi nhưng hầu như mọi giao dịch đều rất thấp.
Lượng nhập khẩu trong kỳ giảm mạnh. Lượng DAP ngừng nhập khẩu. Lượng hàng phân bón nhập qua cửa khẩu Kim Thành chủ yếu là mặt hàng SA và NH4CL
Trong thời gian tới khi nhu cầu vụ Đông Xuân tăng cao thị trường phân bón tại Lào Cai dự đoán sẽ có nhiều diễn biến trở lại.
Tình hình nhập khẩu các mặt hàng qua cửa khẩu Lào Cai như sau:
+Phân bón DAP tạm dừng nhập khẩu do hai bên đều vào dịp chuẩn bị và nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019
+Mặt hàng MAP tạm dừng nhập khẩu, các doanh nghiệp chưa ký Hợp đồng mới do nhu cầu tiêu thụ thấp.
+Mặt hàng NPK 16-44-4 tạm dừng nhập khẩu.
+Mặt hàng Lân trắng tạm dừng nhập khẩu do các đơn vị đã hết giấy phép nhập khẩu. kỳ
+Mặt hàng Amoni clorua tiếp tục về với lượng nhập khoảng 2.000 tấn
+Amonium sulphate (SA) tiếp tục về với lượng khoảng 1.500 tấn.
Trong nửa đầu tháng 2/2019 giá một số mặt hàng phân bón nhập khẩu tại thị trường Lào Cai tiếp tục giảm.
Tham khảo giá hàng theo hợp đồng thương mại được hai bên ký kết như sau:

Tại khu vực Duyên hải Miền Trung hiện đang bước vào vụ chăm bón, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ phân bón vẫn chưa nhiều, một số mặt hàng tiếp tục đang được điều chỉnh giảm như: Ure, Kali.
Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón bán ra thị trường tại khu vực Đà Nẵng như sau:

Tại TP. Hồ Chí Minh & Đồng bằng Nam bộ, thị trường vẫn đang trong xu hướng chậm, giá hiện nay tương đối ổn định, nhu cầu thấp. Một số vùng của ĐBSCL đang ở thời kỳ thu hoạch lúa .
Cụ thể giá các loại hàng hóa tại thời điểm như sau:

Đến nửa cuối tháng 2/2019, thị trường phân bón tiếp tục suy yếu, giá giảm đặc biệt là Ure.
Cụ thể, tại Cần Thơ giá Ure giảm mạnh từ 10.000 – 70.000 đồng/bao so với tháng trước, theo đó Ure Phú Mỹ và Đạm Cà Mau đang ở mức 360.000 – 370.000 đồng/bao 50 kg, trong khi trước đó lên đến 430.000 – 440.000 đồng/bao; DAP Hồng Hà - Trung Quốc và DAP (Hàn Quốc) trước đây ở mức 690.000- 710.000 đồng/bao, nay còn khoảng 640.000- 650.000 đồng/bao; các loại phân bón NPK 20-20-15 Đầu Trâu, NPK 20-20-15 Cò Bay... hiện có giá 650.000- 680.000 đồng/bao; Kali (Nga, Canada) 420.000- 430.000 đồng/bao.
Chiều ngày 18/2/2019, Đạm Phú Mỹ có lệnh ra hàng mới, giá tại kho trung chuyển miền Đông 7.600 đồng/kg, miền Trung 7.600 – 7.650 đồng/kg; tại miền Tây 7.500 đồng/kg. Nhà máy Đạm Phú Mỹ đang tiến hành bảo dưỡng khoảng 20 ngày kể từ sau Tết Nguyên Đán.
Lệnh ra hàng Ure của Đạm Phú Mỹ năm 2018 – 2019; đ/kg

 Nguồn: Agromonitor
Cùng ngày, Đạm Cà Mau có lệnh ra hàng mới, giá Ure tại nhà máy không đổi so với lệnh cũ ở mức 7.400 đồng/kg, tại điểm trung chuyển miền Đông 7450 – 7500 đ/kg. Cà Mau chào giá Ure xuất Campuchia 320 USD/tấn, FOB nhà máy.
Lệnh ra hàng Ure của Đạm Cà Mau năm 2018 – 2019 ; đ/kg

Nguồn: Agromonitor
Tại Sóc Trăng do đã thu hoạch được khoảng 80% lúa Đông Xuân nên nhu cầu phân bón chậm, giá Ure giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống còn 7.700 – 7.900 đồng/kg.
Về tiến độ thu hoạch vụ Đông Xuân 2018/19 nửa đầu tháng 2 toàn vùng thu hoạch ước tính đạt 15 – 20%, trong đó Bạc Liêu và Sóc Trăng đã thu hoạch xong 80 – 90% diện tích; Đồng Tháp đang thu hoạch rộ vụ (ước tính đã xong 40%); Cần Thơ – Kiên Giang – Hậu Giang – Tiền Giang – Long An.
Dự kiến nửa cuối tháng 2/2019 bắt đầu thu hoạch lượng lớn. Giai đoạn 30 ngày tiếp theo sẽ là giai đoạn rộ vụ Đông Xuân năm nay của toàn vùng.
Hoạt động XNK
Theo Cục XNK (Bộ Công Thương) tháng 2/2019 xuất khẩu phân bón của cả nước chỉ đạt 25 nghìn tấn, trị giá 7 triệu USD, giảm 42% về lượng và giảm 50,1% trị giá so với tháng 1/2019 – đây là tháng giảm thứ 5 liên tiếp. Trước đó, trong tháng 1/2019 số liệu từ THCQ cho biết, xuất khẩu phân bón giảm 10,8% về lượng và 9% trị giá so với tháng 12/2018, tương ứng với 43,11 nghìn tấn, trị giá 14 triệu USD.
Tính chung 2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón ước đạt 68 nghin tấn, trị giá 21 triệu USD, giảm 46,3% về lượng và 47,8% trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Về giá xuất bình quân, trong tháng 2/2019 ước đạt 326 USD/tấn, giảm 13,9% so với tháng 1/2019 và giảm 14,1% so với tháng 2/2018.
Phân bón của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, chiếm tới 65% thị phần, trong đó Campuchia là thị trường có lượng xuất nhiều nhất 17,2 nghìn tấn, trị giá 6,2 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 34,5% về lượng và 29,4% trị giá, mặc dù giá xuất bình quân tăng 7,79% đạt 365,16 USD/tấn.
Thị trường có lượng xuất nhiều đứng thứ hai là Malaysia đạt 7,2 nhìn tấn, trị giá 1,37 triệu USD, giảm 39,34% về lượng và 45,68% trị giá, giá xuất bình quân giảm 10,44% chỉ có 189,37 USD/tấn.
Đặc biệt, trong tháng đầu năm nay thị trường Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu phân bón từ Việt Nam, tuy chỉ đứng thứ ba về lượng sau thị trường Camuchia và Malaysia đạt 3,7 nghìn tấn, trị giá 1,76 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 13,4 lần về lượng (tức tăng 1242,20%) và 30,2 lần (tức tăng 2924,02%) về trị giá , giá xuất bình quân tăng gấp 2,2 lần (tức tăng 125,30%) đạt 467,43 USD/tấn.
Đối với các thị trường như Lào, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan(TQ) thì đều sụt giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ, trong đó giảm nhiều nhất là thị trường Philippines giảm 93,64% vè lượng và 96,04% trị giá, tương ứng với 210 tấn, 41,5 nghìn USD. Ngoài ra, xuất sang Hàn QUốc và Đài Loan (TQ) cũng giảm mạnh, giảm lần lượ 73,31% và 73,98%; 71,19% và 80,48%.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân bón tháng đầu năm 2019

Ngược lại, trong tháng 2/2019 Việt Nam cũng phải nhập khẩu tới 250 nghìn tấn phân bón, trị giá 74 triệu USD, giảm 25,7% về lượng và 33% trị giá so với tháng 1/2019, nhưng tăng 4,7% về lượng và 15,4% trị giá so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng 2019 đã nhập khẩu 587 nghìn tấn phân bón các loại, trị gfias 184 triệu USD.
Giá nhập bình quân trong tháng 2/2019 ước đạt 296 USD/tấn, giảm 9,7% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 10,2% so với tháng 2/2018.
Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp chủ lực phân bón cho Việt Nam trong tháng 1/2019, chiếm 29,2% thị phần. Kế đến là các thị trường Nga, Indonesia, Nhật Bản, Israel…
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet