Nhu cầu trái cây nhiệt đới đang tăng
Italy là một thị trường tiêu dùng lớn, truyền thống với sản xuất rau quả quan trọng tại địa phương. Các nhà sản xuất Italy xuất khẩu một phần sản phẩm của họ, gồm táo, nho, dưa hấu, kiwi và thảo mộc.
Italy nhập khẩu ít hơn Tây Ban Nha, nhưng thị trường Italy lại tiêu thụ gần như tất cả sản phẩm nhập khẩu trong khu vực, do đó tái xuất bị hạn chế.
Theo các nguồn tin trong ngành, Italy không có kế hoạch phát triển các hoạt động tái xuất. Giới thiệu các sản phẩm mới hoặc sản phẩm ngoại đến Italy có thể là một quá trình lâu dài, nhưng nhu cầu đối với trái cây nhiệt đới đang tăng lên.
Dứa và chuối có nguồn gốc trực tiếp, là sản phẩm nhập khẩu phổ biến nhất với người tiêu dùng Italy. Các mặt hàng nhập khẩu khác chủ yếu có nguồn gốc thông qua các nước châu Âu khác, chẳng hạn như Hà Lan hoặc Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, bơ, kiwi và lựu cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc tìm nguồn cung ứng trực tiếp, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu ở các nước sản xuất.
Khối lượng nhập khẩu rau quả nhiệt đới và ngoại lai của Italy (1.000 tấn) và tăng trưởng (tính theo %).
Tổng giá trị nhập khẩu rau quả tươi. (Đơn vị: triệu EUR)
Giá trị nhập khẩu rau quả tươi từ các nước đang phát triển. (Đơn vị: triệu EUR)
Đối với thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý đến các công ty và thương hiệu tập trung vào các sản phẩm tiện lợi, thường lớn và có khả năng nhập khẩu trái cây từ bất kỳ nguồn gốc nào. Những công ty lớn này có thể biến thành khách hàng ổn định cho trái cây nhiệt đới hoặc ngoại lai.
Các doanh nghiệp cũng có thể ghé thăm Macfut hàng năm và Tropical Fruit Congress diễn ra trong dịp hội chợ Macfrut, tại thành phố Rimini của Italy để tìm hiểu thêm về trái cây nhiệt đới ở nước này.
Nguồn: VITIC
Theo báo cáo của Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường – Cục Xúc tiến thương mại, hàng năm Ủy ban Châu Âu sẽ đăng trên Công báo của Cộng đồng về biểu thuế quan hưởng theo Tối huệ quốc (MFN) đối với tất cả danh mục hàng nhập khẩu vào cộng đồng.
Nếu so sánh theo mức tối thiểu và tối đa thì mức thuế cao nhất vẫn là các mặt hàng như thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc và rau hoa quả chế biến và không chế biến. Hàng nông sản có mức thuế từ 0% đến 470,8%; hàng không phải nông sản có mức thuế từ 0% đến 36,6%.

Nguồn: N. Lê/Kinh tế & Tiêu dùng