Nga là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và quá phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ cũng như khí đốt.

“Hiện giờ có thể là ổn định nhưng giá dầu có thể sẽ xác lập mặt bằng giá mới. Và đó sẽ là sự ổn định theo chiều suy giảm”, Ruchir Sharma, trưởng bộ phận thị trường mới nổi tại Morgan Stanley nhận định.

Nhà đầu tư vốn quay lại thị trường Nga sau cú sốc chứng khoán năm 2014 thì đến nay lại bắt đầu rút chân khi giá dầu dầu giảm tới 19% so với mức đỉnh thiết lập trong năm. Trong khi đó, đồng rúp cũng từ đồng tiền tăng tốt nhất thị trường mới nổi trở thành đồng tiền giảm mạnh nhất.  Cụ thể, rúp giảm 2,8% xuống 58,5915 rúp/USD tuần trước

Các lệnh trừng phạt của phương Tây  cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Nga, làm tiêu tan dự đoán rằng suy thoái kinh tế sẽ không nghiêm trọng.

Theo số liệu của Bộ Kinh tế Nga, kể từ đầu năm, khoảng 90 tỷ USD rút khỏi Nga, sau khi rút 150 tỷ USD năm 2014. Các chuyên gia theo khảo sát của Bloomberg dự đoán kinh tế Nga sẽ giảm 3,5% trong năm này. Năm 2007, GDP của Nga tăng trưởng tới 8,5% khi giá dầu đạt trung bình 73 USD/thùng.

Giá dầu Brent đến nay giảm 53% so với mức đỉnh năm 2014 và hiện chỉ bằng 1/5 mức giá trung bình 5 năm qua.

 “Triển vọng kinh tế Nga phụ thuộc vào việc liệu các nhà hoạch định chính sách của Nga có tìm ra và tận dụng các nguồn tăng trưởng dài hạn hơn hay không,  Alina Slyusarchuk, chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley nhận định.

Minh Phương

Theo Bloomberg