Mất giá mạnh nhất là tiền của các nước phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô như Brazil, Nga và Colombia do giá hàng hóa như dầu, đồng, quặng sắt tiếp tục giảm.
Đồng real của Brazil và peso của Colombia lần lượt giảm 22% và 17% kể từ đầu năm so với USD, kéo chỉ số tiền tệ các thị trường mới nổi (đo sức mạnh so với USD) theo khảo sát của JPMorgan xuống thấp nhất kể từ năm 1999.
Kịch bản sẽ còn xấu hơn nữa khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất – động thái được cho là khong có lợi cho các thị trường mới nổi.
James Lord, chiến lược gia thị trường mới nổi tại Morgan Stanley cho rằng, Fed nâng lãi suất sẽ là mối đe dọa lớn nhất từ trước đến nay với các thị trường này. “Bất cứ sự thay đổi nào về kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất do kinh tế phục hồi đều có thể thị trường biến động hơn nữa”, chuyên gia Lord nhận định.
Thị trường tiền tệ được coi là chỉ báo quan trọng đối với tâm lý nhà đầu tư do đó khi tiền tệ của các thị trường mới nổi mất giá có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bán tháo trên các thị trường khác như cổ phiếu, trái phiếu.
Kể từ đầu năm, chỉ số MSCI các thị trường mới nổi giảm 10,9%, trong khi chi phí lãi vay của cả chính phủ và doanh nghiệp ở các thị trường này đều tăng.
“Rủi ro tiếp theo sẽ là nếu thị trường tài chính Trung Quốc tiếp tục biến đọng sẽ kéo theo phản ứng hơn nữa trên thị trường vốn toàn cầu, đặc biệt khi các rủi ro khác cũng trở thành hiện thực”, chuyên gia Alberto Gallo tại RBS nói.
Trung Quốc đã thất bại trong việc ổn định thị trường chứng khoán những ngày gần đây khi thị trường bán tháo trở lại. Điều này làm giảm niêm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và kéo giá hàng hóa giảm mạnh.
Minh Phương
Theo FT