Đà tăng của giá ngô nhiều khả năng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong phiên hôm nay do lo ngại về xuất khẩu của Mỹ bị gián đoạn
Giá ngô mở cửa phiên giao dịch sáng nay đang ở quanh vùng tâm lí 700. Phiên tăng vọt hôm qua đã giúp giá bật lên vùng chặn trên của khoảng đi ngang trong suốt vài tuần vừa qua, đây có thể là dấu hiệu cho thấy giá giá ngô có thể sẽ bước vào 1 nhịp tăng mới nếu như phá vỡ khỏi vùng kháng cự 700 này. Triển vọng nguồn cung ở Nam Mỹ vẫn chưa rõ ràng khi diện tích gieo trồng được dự báo sẽ được mở rộng nhưng lại gặp nguy cơ năng suất bị ảnh hưởng bởi La Nina. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu ngô tại Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn cùng với mối lo ngại từ các hoạt động chiến sự đang leo thang tại Biển Đen sẽ là yếu tố thúc đẩy giá ngô trong vài tuần tới.
Trong báo cáo Cung- cầu tháng 10 được Bộ Nông nghiệp Mỹ phát hành vào tối mai, thị trường đang dự đoán rằng năng suất ngô Mỹ niên vụ 22/23 sẽ bị điều chỉnh xuống mức 171.8 giạ/mẫu từ mức 172.5 giạ/mẫu. Mức cắt giảm này được lý giải bởi giai đoạn hạn hán ở Midwest vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng sau giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, các số liệu trong báo cáo này lại được kỳ vọng sẽ không quá “bullish” đối với giá ngô do dự đoán nhu cầu cũng sụt giảm mạnh hơn nữa. Chính vì thế nên yếu tố đang đóng vai trò thúc đẩy giá ngô theo chúng tôi là lo ngại về ảnh hưởng của thời tiết khô hạn trong giai đoạn xuất khẩu cao điểm tại Mỹ.
Thông thường, thời điểm hoạt động thu hoạch được đẩy mạnh cũng là lúc nguồn cung dành cho xuất khẩu sẽ gia tăng nên việc bán hàng sẽ được nông dân ưu tiên. Sau giai đoạn khô hạn nhất của mùa hè thì độ ẩm vẫn chưa được cải thiện khiến cho mức nước trên con sông Mississippi, tuyến đường vận tải chính đưa nông sản Mỹ tới các cảng xuất khẩu. Điều này gây ra khó khăn khi các sà lan di chuyển qua đây sẽ phải giảm bớt trọng tải, và khiến nguồn cung từ Mỹ ra quốc tế sẽ bị gián đoạn. Đây là yếu tố mà thị trường cần chú ý bên cạnh những số liệu trong bao cáo WASDE sắp tới và có thể sẽ tác động “bullish” mạnh tới giá trong trung hạn. 

Diễn biến trái chiều giữa các thông tin cơ bản có thể khiến giá bông và đường 11 giằng co trong phiên hôm nay

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá bông và đường 11 diễn biến trái chiều. Trong khi bông tăng kịch trần với 4.75% nhờ hỗ trợ từ việc nguồn cung bông tại Ấn Độ có thể bị suy yếu do ảnh hưởng từ mưa lớn kéo dài trước đó, đường 11 lại ghi nhận sự suy yếu nhẹ với mức giảm 0.30% do áp lực từ việc giá dầu thô giảm gần 2% trong phiên hôm qua.
Trong phiên sáng nay, trước áp lực của việc Dollar Index tăng, giá bông trở lại đà giảm sau 2 phiên khởi sắc trước đó.
Dollar Index đã có 4 phiên tăng liên tiếp từ cuối tuần trước, trong sáng nay, chỉ số này vẫn tiếp nối đà tăng trưởng đó và có thể sẽ nối tiếp trong phiên chiều và tối nay. Điều này khiến giá bông Mỹ trở nên đắt đỏ hơn đối với khác hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó hạn chế lực mua trên thị trường đồng thời gây áp lực lên giá.
Báo cáo Cung – cầu Nông nghiệp Thế giới tháng 10 (WASDE) và Tiến độ mùa vụ (Crop Progress) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ trở thành tâm điểm chú ý của thị trường bông trong những phiên sắp tới.

Giá đồng sẽ ít nhận được động lực tăng mạnh trước thời điểm diễn ra Đại hội Đảng Trung Quốc

Sau nhịp phục hồi trong phiên hôm qua, lực bán đang quay trở lại thị trường đồng khi các nhà đầu tư thận trọng hơn trước thềm diễn ra Đại hội Đảng 5 năm 1 lần của Trung Quốc sẽ bắt đầu từ ngày 16/10. Sự kiện này nhiều khả năng sẽ tác động mạnh tới xu hướng giá kim loại cơ bản nói chung, và giá đồng nói riêng khi thị trường tập trung phân tích về việc Chính phủ sẽ làm gì nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và lĩnh vực bất động sản trì trệ.
Các nhà kinh tế của Bloomberg đã phác thảo 4 kịch bản cho nền kinh tế Trung Quốc trong những thập kỷ tới, với trường hợp cơ bản là tăng trưởng trung bình 4.6% trong thập kỷ tới. Các phân tích chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng trên 5% trong vài thập kỷ tới như thời điểm trước đại dịch - hiện đã nằm ngoài khả năng thực tế của quốc gia này, do tác động lâu dài của các chính sách Không Covid, mức sinh giảm nhanh hơn dự kiến và đầu tư thấp hơn khi lĩnh vực bất động sản thu hẹp dần. Trong khi đó, việc hàng loạt các quốc gia phát triển như Mỹ và khu vực Châu Âu tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát cũng sẽ gây tác động tăng trưởng chậm lại trong vài năm tới. Sức ép kép này khiến giá đồng khó có thể bật tăng mạnh mẽ như trong giai đoạn 3/2020 cho đến tháng 3/2022.
Trong ngắn hạn, ít nhất từ giờ cho tới trước Đại hội Đảng Trung Quốc, các chính sách Không Covid sẽ tiếp tục được thực hiện nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cho sự kiện lịch sử này, nhất là trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao sau nghỉ lễ. Bên cạnh đó, Trung Quốc thường yêu cầu hạn chế sản lượng cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao xung quanh thủ đô để đảm bảo chất lượng không khí cho các sự kiện lớn. Do vậy, nhu cầu kim loại nhiều khả năng cũng sẽ bị hạn chế và gây áp lực đến giá. 

Rủi ro lãi suất quay trở lại thị trường sau một tuần thiếu vắng các thông tin vĩ mô sẽ gây sức ép cho giá dầu

Giá dầu tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong phiên sáng nay, khi rủi ro trên thị trường tiếp tục tăng lên do áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương.
Các quan chức Fed ngày hôm qua đã báo hiệu sẽ tăng lãi suất lên 4.5% và duy trì mức lãi suất này ít nhất cho đến hết năm sau. Điều này sẽ gây áp lực khiến cho các ngân hàng trung ương khác, như ngân hàng trung ương Anh BoE hoặc ngân hàng trung ương châu Âu khác cũng phải có động thái tương tự, tránh cho tỷ giá của họ sụt giảm quá sâu, đặc biệt khi cán cân thương mại của các nước này đang rơi vào trạng thái thâm hụt do lạm phát cao. Trong số các quốc gia tiêu thụ dầu lớn, hiện tại gần như chỉ có Trung Quốc đang duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, chính sách này cũng đang tạo ra rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trên số liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng CPI của nước này vẫn đang ở mức thấp chỉ 2.5%, tuy nhiên đấy là do trọng số các mặt hàng trong nhóm của nước này không đặt nặng lương thực và năng lượng giống như Mỹ và châu Âu. Thực chất so với đầu năm 2022, chi phí nhập khẩu lương thực, thực phẩm và xăng dầu của Trung Quốc vẫn ở mức cao, vì nước này phải nhập khẩu rất để đáp ứng nhu cầu nội địa. Điều này khiến cho thị trường rơi vào trạng thái vô cùng khó khăn, vì dù Trung Quốc giữ lãi suất ở mức thấp hay tăng lãi suất lên thì rủi ro cho nền kinh tế cũng không giảm bớt.
Tỷ giá cao đang gây khó cho người dân trong nước, đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp trẻ 16 – 24 tuổi đang ở mức 20% sẽ khiến nhiều gia đình phải giảm chi để tiết kiệm, đặc biệt khi thị trường lao động ảm đạm do nguy cơ các công ty chịu ảnh hưởng từ chính sách “Zero-Covid”.

 

Nguồn: Vinanet/Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)