Về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam (sau Đức, Anh, Hà Lan, Ý).
Về hợp tác phát triển, Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á (sau Afghanistan) với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Pháp trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 1,13 tỷ USD, tăng 19,38% so với cùng kỳ.
Trong đó, dược phẩm là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu, chiếm 25,99%, đạt 296,01 triệu USD tăng 28,76% so với cùng kỳ. Tiếp đến là một số nhóm hàng có kim ngạch cao như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 169,14 triệu, chiếm 14,85% tăng 17,76%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 124,99 triệu USD, chiếm 10,97% tăng 24,03% so với cùng kỳ.
Nhiều nhóm hàng có mức tăng trưởng tốt như: Nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 185,55%; cao su tăng 114,26%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 258,50%. Đáng chú ý là nhóm dây điện và dây cáp điện chỉ chiếm 1,28% đạt 14,6 triệu USD nhưng tăng trưởng mạnh mẽ tới 596,52%.
Việt Nam cũng đẩy mạnh lượng nhập khẩu một số nhóm hàng: Cao su tăng 120,61% đạt 2.462 tấn; giấy các loại tăng 143,48% đạt 168 tấn; sắt thép các loại tăng 129,8% đạt 2.275 tấn.
Ở chiều ngược lại, Pháp cũng giảm xuất khẩu các nhóm hàng: Quặng và khoáng sản khác (-54,48%) đạt 330.776 USD; hóa chất (-38,9%) đạt 16,78 triệu USD; kim loại thường khác (-45,98%) đạt 1,5 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại (-35,31%) đạt 2,45 triệu USD.

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Pháp 9 tháng/2019

Mặt hàng

9 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

1.139.115.011

 

19,38

Sữa và sản phẩm sữa

 

 

30.510.602

 

 

15,19

Chế phẩm thực phẩm khác

 

 

8.245.143

 

 

8,80

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

 

23.424.993

 

 

-6,52

Nguyên phụ liệu thuốc lá

 

 

3.651.274

 

-4,10

Quặng và khoáng sản khác

515

330.776

27,16

-54,48

Hóa chất

 

16.784.839

 

-38,90

Sản phẩm hóa chất

 

40.786.479

 

14,91

Nguyên phụ liệu dược phẩm

 

7.393.864

 

185,55

Dược phẩm

 

296.014.681

 

28,76

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

 

29.682.291

 

6,09

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

 

19.044.127

 

8,53

Chất dẻo nguyên liệu

3.838

12.715.482

14,23

2,04

Sản phẩm từ chất dẻo

 

11.415.661

 

34,79

Cao su

2.462

7.684.662

120,61

114,26

Sản phẩm từ cao su

 

4.672.633

 

28,45

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

52.208.728

 

31,01

Giấy các loại

168

203.799

143,48

74,04

Vải các loại

 

7.776.150

 

-8,30

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

2.884.931

 

-11,68

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

10.562.870

 

-11,71

Sắt thép các loại

2.275

30.300.899

129,80

9,84

Sản phẩm từ sắt thép

 

11.689.543

 

0,17

Kim loại thường khác

287

1.508.178

-28,43

-45,98

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

17.413.444

 

258,50

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

169.146.779

 

17,76

Dây điện và dây cáp điện

 

14.608.002

 

596,52

Ô tô nguyên chiếc các loại

27

2.457.940

-15,63

-35,31

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

 

124.993.033

 

24,03

Hàng hóa khác

 

181.003.208

 

12,79

                                      (*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Hiệp định EVFTA-IPA được ký vào cuối tháng 6/2019 sẽ mở ra những có hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Pháp nói riêng cũng như đối với châu Âu nói chung.
Năm 2020 sẽ là một năm quan trọng đối với Việt Nam khi đồng thời đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN. Việt Nam mong muốn mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Pháp sẽ là hình ảnh tiêu biểu cho nỗ lực chung cùng phấn đấu cho hòa bình, hợp tác và phát triển.
Nguồn: VITIC