Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ là cửa ngõ để các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, cao su, chè, dệt may, giày dép, điện tử… vào Trung Đông. Năm 2016, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ 1,36 tỷ USD.
Sang năm 2017, cụ thể là 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó xuất khẩu đạt 976,6 triệu USD, tăng 33,52% và nhập khẩu 126,7 triệu USD, tăng 36,5% so. Như vậy, 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất siêu sang Thổ Nhĩ Kỳ 849,9 triệu USD, tăng 40,5% so với cùng.
Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu các mặt hàng điện thoại, máy vi tính sản phẩm điện tử, xơ sợi dệt, cao su, máy móc thiết bị…. trong đó điện thoại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 40% tổng kim ngạch, đạt 390,7 triệu USD, tăng 5,21%, đứng thứ hai là máy vi tính sản phẩm điện tăng 417,62%, đạt 277,1 triệu USD, kế đến là xơ sợi dệt, tuy nhiên so với cùng kỳ giảm 22,63% tương ứng với 84,1 triệu USD.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng, chiếm 61,1% và ngược lại nhóm hàng với tốc độ suy giảm chiếm 38,8%.
Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng chè sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tuy kim ngạch chỉ đạt 892,6 nghìn USD, nhưng so với cùng kỳ tăng vượt trội 436,68%, ở chiều ngược lại xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu giảm mạnh, giảm 70,04% tương ứng với 1,2 triệu USD.
Ngoài mặt hàng chè có kim ngạch tăng mạnh, cao su cũng có tốc độ tăng khá, tăng 6\77,5%.
Tình hình xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ 7 tháng 2017
(ĐVT: USD)

Mặt hàng

7 tháng 2017

7 tháng 2016

So sánh (%)

Tổng

976.647.361

731.438.148

33,52

điện thoại các loại và linh kiện

390.797.158

371.444.996

5,21

máy vi tính sản phâm điện tử

277.102.832

53.533.841

417,62

xơ, sợi dệt các loại

84.185.827

108.815.050

-22,63

cao su

23.655.416

13.326.971

77,50

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng

20.492.546

15.624.033

31,16

hàng dệt, may

20.177.917

18.559.053

8,72

giày dép các loại

17.658.142

20.891.535

-15,48

hạt tiêu

14.286.610

9.302.683

53,58

phương tiện vân tải và phụ tùng

11.039.117

11.923.694

-7,42

gỗ và sản phẩm gỗ

8.287.068

8.592.118

-3,55

hàng thủy sản

4.059.440

2.816.609

44,13

sản phẩm từ cao su

3.131.904

2.230.021

40,44

nguyên phụ liệu dệt, may, da giày

2.539.647

1.897.946

33,81

sản phẩm từ chất dẻo

2.409.269

1.759.766

36,91

chất dẻo nguyên liệu

1.290.724

4.308.770

-70,04

chè

892.660

166.330

436,68

sắt thép các loại

534.261

1.687.960

-68,35

gạo

416.421

1.316.769

-68,38

(tính toán theo số liệu của TCHQ)

 

Về đầu tư, hiện Thổ Nhĩ Kỳ có 15 dự án có hiệu lực tại Viêt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 704 triệu USD, đứng thứ 26 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Vừa qua, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22-24/8/2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì lễ đón trọng thể Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim.
Chuyến thăm của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tới Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Đây là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực thương mại – đầu tư, khoa học – công nghệ, giao thông vận tải, giáo dục – đào tạo; trao đổi về các vấn đề khu vực quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Trên tinh thần đó, hai Thủ tướng nhất trí Chính phủ hai nước sẽ hỗ trợ các hoạt động của các doanh nghiệp trong đầu tư và thương mại; thống nhất nhiều nội dung thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, hải quan, tiêu chuẩn chất lượng; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác như năng lượng, chế biến thực phẩm, xây dựng, máy móc thiết bị... Thủ tướng Binali Yildirim bày tỏ tin tưởng hai nước hoàn toàn có thể đạt được kim ngạch thương mại 4 tỷ USD vào năm 2020.
Nguồn: VITIC/Báo Công thương điện tử

Nguồn: Vinanet