Riêng tháng 6/2019 đạt 3,16 tỷ USD, giảm 2,3% so với tháng 5/2019 nhưng tăng 11,8% so với tháng 6/2018. Có 4 nhóm hàng trên tỷ USD xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm, đó là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; rau quả; xơ, sợi dệt.
Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,98 tỷ USD, chiếm 23,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,54 tỷ USD, chiếm 9,2%, giảm 26,3%. Hàng rau quả đạt 1,46 tỷ USD, chiếm 8,7%, giảm 1%; Xơ, sợi dệt đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 7%, tăng 7,3%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2018, thì thấy phần lớn các nhóm hàng tăng kim ngạch; trong đó tăng mạnh nhất là nhóm sắt thép tăng 523%, đạt 36,69 triệu USD; bên cạnh đó, xuất khẩu cũng tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Clinker và xi măng tăng 88,6%, đạt 248,19 triệu USD; hóa chất tăng 77,3%, đạt 259,26 triệu USD; chè tăng 49%, đạt 10,32 triệu USD; dầu thô tăng 46,7%, đạt 399,02 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu một số nhóm hàng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ như: Gạo giảm 69,4%, đạt 145,67 triệu USD; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 39,7%, đạt 79,68 triệu USD; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 32,6%, đạt 12,34 triệu USD.
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc chỉ có thể xuất chính ngạch
Nhóm hàng trái cây, rau quả của Việt Nam xuất khẩu trên 70% sang thị trường Trung Quốc, nhưng theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), khả năng cao thời gian tới, Trung Quốc áp dụng những quy định, yêu cầu khắt khe hơn nữa với trái cây NK; trong bối cảnh đó, thúc đẩy XK chính ngạch kết hợp nâng cao chất lượng là hướng đi ổn định, bền vững cho trái cây nói riêng, nông sản Việt nói chung.
Hiện nay, Việt Nam đã có 9 loại quả tươi được XK chính ngạch vào thị trường Trung Quốc gồm: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Ngày 26/4/2019, hai nước đã ký Nghị định thư về mở cửa thị trường cho trái măng cụt và Nghị định thư về XK sản phẩm sữa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Từ cuối năm ngoái đến nay, phía Trung Quốc ngày càng siết chặt quy định, yêu cầu NK trái cây, gây nhiều khó khăn khi XK trái cây sang thị trường này. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng, cần quan tâm hơn tới vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, canh tác,… Người sản xuất phải hình thành tư tưởng, sản xuất để bán, sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. XK sang Trung Quốc cũng cần làm tốt mới có thể xuất được. Ngoài hàng XK, làm được như vậy, thị trường nội địa cũng sẽ được hưởng lợi.
Tháng 5/2018, phía Trung Quốc bắt đầu phát đi thông tin về việc siết chặt quy định, yêu cầu với trái cây Việt Nam XK vào Trung Quốc qua cả kênh chính thức lẫn các kênh khác như thông qua chủ hàng. Theo đó, phía Trung Quốc yêu cầu sản phẩm để truy xuất nguồn gốc phải được cấp mã số vùng trồng và cấp mã số cơ sở đóng gói. Đây là 2 yêu cầu XK chính ngạch trái cây sang Trung Quốc. Hiện nay, có 9 loại quả của Việt Nam đã được XK chính ngạch sang Trung Quốc. Toàn quốc có 1.300 mã số vùng trồng và trên 1.435 mã số cơ sở đóng gói được cấp.
Từ đầu năm đến nay, về cơ bản các DN lớn XK những loại quả này đều nắm được thông tin, yêu cầu từ phía Trung Quốc. Hàng hóa có thể có thời điểm ùn ứ tại cửa khẩu do chính vụ hoa quả, lượng xuất nhiều chứ không có chuyện DN gặp khó do không nắm được thông tin, quy định thay đổi từ phía Trung Quốc.
Khó khăn xuất hiện chủ yếu ở một số loại trái cây vốn có lượng XK khá lớn sang Trung Quốc, song chưa được cấp phép XK chính ngạch nên nay không thể XK. Ví dụ điển hình như mặt hàng sầu riêng, dừa,... Hiện, toàn quốc có tới 47.000 ha sầu riêng. 2 năm trở lại đây, đây được xem là loại cây tiền tỷ. Năm 2018, trên diện tích trồng 1ha sầu riêng, có gia đình đã thu được số tiền hơn 1 tỷ đồng khi năng suất trung bình đạt khoảng 20 tấn/ha, với mức giá bán ngay tại vườn lên tới 70.000 đồng/kg. Sầu riêng của Việt Nam hầu như chỉ XK sang Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích sầu riêng, thậm chí coi đây như vua của các loại quả, ăn sầu riêng có thể đem lại may mắn. Năm nay, sầu riêng chưa được vào diện XK chính ngạch nên rất khó khăn.
Hiện nay, với trái cây XK chính ngạch sang Trung Quốc, các yêu cầu về cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, phía Trung Quốc cho phép Việt Nam tự làm, tự đánh giá, tự cấp mã số. Trung Quốc chỉ thông qua mã số chứ chưa tiến hành kiểm tra hay làm bất cứ động thái gì khác. Tuy nhiên, khả năng cao phía Trung Quốc sẽ dần nâng yêu cầu lên kèm theo các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể, thậm chí sang kiểm tra thực tế. Nếu làm không đúng như yêu cầu, tiêu chuẩn thì phía Trung Quốc sẽ cho dừng lại các mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói không đạt. Điều này, phía Cục Bảo vệ thực vật đã cảnh báo tất cả các tỉnh, đừng nghĩ cấp xong là xong.
Kinh nghiệm làm việc với phía Trung Quốc về mặt hàng gạo cho thấy: Muốn XK gạo sang Trung Quốc, DN XK phải vào danh sách được phép XK. Phía Trung Quốc sang kiểm tra thực tế cả DN XK lẫn nhà máy chế biến, kiểm tra vùng trồng...

Xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 6/2019

+/- so với tháng 5/2019(%)

6 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng kim ngạch XK

3.163.766.478

-2,26

16.678.983.623

0,34

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

792.451.910

4,54

3.980.030.847

7,83

Điện thoại các loại và linh kiện

545.111.672

53,67

1.542.413.178

-26,27

Hàng rau quả

180.102.386

-26,5

1.456.973.083

-0,97

Xơ, sợi dệt các loại

179.629.017

-16,79

1.159.988.625

7,34

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

118.072.066

-14,73

967.333.108

5,48

Giày dép các loại

139.851.928

-2,73

802.180.102

20,17

Hàng dệt, may

159.491.049

30,36

694.155.617

9,73

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

114.984.820

-14,09

691.656.480

-3,45

Gỗ và sản phẩm gỗ

76.271.711

-30,96

543.521.008

-2,18

Cao su

95.594.897

33,18

523.901.184

0,77

Hàng thủy sản

101.173.924

-12,75

477.500.599

-0,96

Hàng hóa khác

97.533.882

-5,29

448.390.605

 

Sắn và các sản phẩm từ sắn

44.025.383

-11,35

406.300.390

-14,76

Dầu thô

78.701.177

-16,07

399.015.795

46,66

Hóa chất

11.841.393

-81,89

259.264.734

77,32

Clanhke và xi măng

29.580.041

-38,64

248.193.709

88,56

Hạt điều

51.079.576

-5,95

221.470.272

24,4

Dây điện và dây cáp điện

40.256.966

0,59

207.901.980

-22,79

Chất dẻo nguyên liệu

24.940.111

-20,29

207.817.095

-14,06

Xăng dầu các loại

60.473.040

32,11

203.227.380

32,4

Gạo

33.688.353

-36,68

145.268.771

-69,41

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

32.661.347

-1,05

141.369.377

-0,75

Phương tiện vận tải và phụ tùng

23.244.085

-8,56

130.284.051

-3,65

Kim loại thường khác và sản phẩm

15.084.895

-21,86

96.193.417

44,27

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

21.989.702

49,32

91.903.686

-15,79

Sản phẩm hóa chất

20.315.884

15,62

88.149.026

39,02

Giấy và các sản phẩm từ giấy

8.895.914

-57,38

79.684.733

-39,71

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

10.869.021

-39,47

77.778.164

-1,47

Sản phẩm từ chất dẻo

9.424.521

-17,17

69.882.377

41,63

Cà phê

5.729.241

-38,92

46.910.367

-9,94

Quặng và khoáng sản khác

7.636.983

-25,44

45.916.633

13,88

Sản phẩm từ sắt thép

5.063.626

-66,23

40.922.505

35,64

Sản phẩm từ cao su

5.724.657

-26,14

39.151.331

-8,64

Sắt thép các loại

2.670.539

-83,34

36.694.587

522,98

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

5.381.127

-19,97

34.652.344

-5,37

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

4.655.441

-2,53

23.504.220

20,61

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

3.130.125

-33,94

12.341.412

-32,56

Chè

1.619.134

-4,91

10.316.856

49,04

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

1.848.114

21,03

8.503.049

34,77

Sản phẩm gốm, sứ

957.602

-42,67

7.517.715

17,61

Vải mành, vải kỹ thuật khác

873.981

-21,81

5.578.043

-7,55

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

1.135.237

6,1

5.225.169

-15,06

(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)

 

 

Nguồn: Vinanet