Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sản phẩm từ giấy, chiếm 41,4% tổng kim ngạch, đạt 83,9 triệu USD, tăng 21,99% so với cùng kỳ. Thị trường lớn đứng thứ hai là Thái Lan, tuy nhiên, tốc độ nhập từ thị trường này lại giảm 9,09%, tương ứng với 22,5 triệu USD, kế đến là Hàn Quốc, đạt 18,4 triệu USD, tăng 6,31%.
Ngoài ba thị trường chính kể trên, sản phẩm từ giấy còn nhập từ các thị trường khác nữa như: Hàn Quốc,Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… Đặc biệt, nhập khẩu sản phẩm giấy từ thị trường Indoensia tuy kim ngạch chỉ đạt 2,8 triệu USD, nhưng lại tăng mạnh vượt trội, tăng 58,63% so với cùng kỳ 2016.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sản phẩm giấy từ các thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm phần lớn, chiếm 70%, ngoài thị trường Indonesia, nhập khẩu từ các thị trường Trung Quốc, Đức, Singapore và Nhật Bản tăng trưởng khá. Ngược lại, thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 30% và nhập từ Thái Lan giảm mạnh, kế đến là Đài Loan và Hoa Kỳ.
Thống kê TCHQ thị trường nhập khẩu sản phẩm từ giấy 4 tháng 2017
ĐVT: USD

Thị trường

4 tháng 2017

4 tháng 2016

So sánh (%)

Tổng

202.333.988

187.118.244

8,30

Trung Quốc

83.904.462

68.781.110

21,99

Thái Lan

22.570.032

24.826.319

-9,09

Hàn Quốc

18.445.762

17.350.935

6,31

Nhật Bản

15.744.676

13.204.408

19,24

Đài Loan

10.303.803

10.721.089

-3,89

Malaysia

3.266.473

3.164.118

3,23

Indonesia

2.821.950

1.778.974

58,63

Hoa Kỳ

2.813.375

2.823.736

-0,37

Đức

1.493.292

1.233.987

21,01

Singapore

690.345

568.236

21,49

Thông tin liên quan
Dự báo cung cầu giấy testliner và giấy lớp sóng đến năm 2020
Từ 2018 Việt Nam đã phải xuất khẩu testliner và giấy lớp sóng tuy chưa nhiều 

2016

2017

2018

2019

2020

NĂNG LỰC

1.670.000

3.113.000

3.671.000

3.596.000

3.913.000

Tăng thêm

 

1.506.000

870.000

50.000

380.000

Giảm

 

-63.000

-312.000

-125.000

-63.000

SẢN XUẤT

1.519.700

2.091.700

2.569.700

3.004.000

3.145.000

Tăng thêm

 

622.000

728.000

534.300

191.000

Giảm

 

-50.000

-250.000

-100.000

-50.000

NHẬP KHẨU

604.811

219.000

 

 

 

XUẤT KHẨU

 

 

39.700

196.000

35.000

TIÊU DÙNG

2.124.511

2.310.700

2.530.000

2.808.000

3.110.000

Châu Âu: Giá giấy kraft làm túi tăng khi nhu cầu tăng
Lần thứ 2 kể từ đầu năm các nhà cung cấp giấy kraft làm túi đã tăng giá ở Châu Âu khi các đơn hàng tăng đột biến.
Mức tăng từ EUR 30-40/tấn và £40-50/tấn đã được chấp nhận ở các thị trường Châu Âu đối với giấy kraft làm túi tẩy trắng và không tẩy.
Các nhà máy quá tải: các đơn hàng gửi tới các nhà máy tăng vọt chưa từng có kể từ năm 2010 tới nay (một nhà sản xuất cho biết). Theo thống kê, các đơn hàng đã tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo nhu cầu ở thị trường Châu Âu sẽ tăng nhẹ khi bước vào mùa tiêu thụ cao.
Giá giấy làm thùng song Nga ổn định trong quý I
Giá kraftliner và testliner của Nga phần lớn không thay đổi trong quý I do thị trường đang ở mùa thấp điểm. Trong một số trường hợp, một số nhà sản xuất testliner đã phải nâng mức chiết khấu khi khách hàng mua số lượng lớn.
Đối với kraftliner không tẩy trắng, giá hầu hết ổn định trong suốt quý I và có triển vọng không đổi trong quý II.
Một số nhà cung cấp nói rằng, thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức và trong khi giá ở thị trường xuất khẩu tăng trong quý I, việc đồng Rúp tăng giá đã ngăn người bán tăng khối lượng xuất khẩu.
Giá kraftliner mặt trắng tăng trong tháng 1 sau khi Mondi tăng giá kraftliner mặt trắng 5%.
Mặc dù giá bột tăng, các nhà sản xuất giấy làm thùng sóng tái chế không thành công trong việc tăng giá trong quý I. Trước đó, rất nhiều nhà sản xuất đã thông báo kế hoạch tăng rúp 1000-1500/tấn từ tháng 2.
Châu Mỹ La Tinh
Giá giấy thu hồi Mỹ xuất khẩu vào Mexico tăng trong tháng 3, nhưng giảm trong tháng 4/2017. Giá giảm là do nhu cầu giấy thu hồi (RCP) ở Trung Quốc giảm.
Theo PPI Latin America, từ tháng 2-3/2017, OCC Mỹ nhập khẩu vào Mexco tăng lên 205USD/tấn, nhưng giảm còn 195 USDS/tấn trong tháng 4. Giá hiện nay cao hơn giá tháng 4/2016 (cao hơn 10,8% tính theo USD) (21% cao hơn tính theo Peso).

Nguồn: VITIC/Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam

 

Nguồn: Vinanet