Mặc dù có những thay đổi về thể chế nhà nước, nhưng Ba Lan vẫn duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống được hình thành từ 65 năm trước với Việt Nam. Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Ba Lan ở Đông Nam Á.

Với vị trí địa chính trị, kinh tế chiến lược nằm trên các tuyến giao thông quan trọng nối Bắc - Nam - Đông - Tây của châu lục, sau khi gia nhập Liên minh châu Âu và được cấp nguồn vốn tái cơ cấu lớn nhất trong các nước mới gia nhập EU là 67 tỷ Euro (giai đoạn 2007 - 2013) và khoảng 108 tỷ Euro (cho giai đoạn 2014 - 2020).

Sau khi gia nhập EU, Ba Lan đã và đang trở thành “công xưởng” khổng lồ, không chỉ của EU mà là cả thế giới với gần 300 tỷ USD từ nguồn FDI đổ vào tập trung chủ yếu cho các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ...

Năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 1,292 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 1,145 tỷ USD. Năm 2014, chỉ số đó đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt khoảng 1,3 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2016, thương mại giữa hai nước Việt Nam – Ba Lan đạt 181,9 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Ba Lan 136,9 triệu USD, giảm 8,97% và nhập khẩu từ Ba Lan 45 triệu USD, giảm 59,1%. Như vậy thặng dư thương mại giữa Việt Nam – Ba Lan trong 3 tháng đầu năm 2016 là 91,8 triệu USD.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ba Lan khá đa dạng. Kim ngạch cao nhất là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt trên 21 triệu USD; máy vi tính sản phẩm điện tử đạt 11,5 triệu USD, hàng dệt may đạt 9,8 triệu USD…Tuy nhiên, trong quí đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ba Lan đều suy giảm về kim ngạch ở các chủng loại mặt hàng, duy chỉ có một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng như: dệt may tăng 3,53%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 21,36%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 5,2% và gạo tăng 14,44%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Ba Lan quí I/2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

3 tháng 2016

3 tháng 2015

So sánh +/- (%)

Tổng cộng

136.937.590

150.432.496

-8,97

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

21.022.357

22.166.292

-5,16

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

11.530.951

11.736.601

-1,75

Hàng dệt may

9.863.165

9.526.826

3,53

Cà phê

8.270.265

8.285.243

-0,18

Sản phẩm từ sắt thép

7.394.964

14.175.552

-47,83

Gỗ và sản phẩm gỗ

5.594.310

5.317.657

5,20

Giày dép các loại

5.320.677

5.839.803

-8,89

Sản phẩm từ chất dẻo

5.191.883

4.278.172

21,36

Bánh kẹo và các sảnp hẩm từ ngũ cốc

2.994.478

3.783.858

-20,86

Hạt tiêu

2.499.139

3.198.350

-21,86

Hàng thủy sản

2.494.427

4.815.522

-48,20

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

1.429.814

1.523.265

-6,13

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

1.182.568

1.216.168

-2,76

Sản phẩm từ cao su

920.156

1.105.463

-16,76

Gạo

584.447

510.715

14,44

Chè

195.762

773.918

-74,71

Ngược lại,Việt Nam cũng nhập khẩu từ Ba Lan các mặt hàng,  chủ yếu là sữa và sản phẩm từ sữa, dược phẩm, máy móc thiết bị ….

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ba Lan, ông Nguyễn Đức Thanh cho biết,  khoảng 35.000 người Việt đang sinh sống ở Ba Lan với gần 10.000 người từng được đào tạo ở đất nước Trung Âu này hiện đang làm việc ở các công sở, doanh nghiệp trong cả nước có vai trò rất quan trọng trong xúc tiến thương mại, kết nối hợp tác đầu tư, văn hóa du lịch, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của hai nước Việt Nam - Ba Lan trong những năm qua. Hiện tại, Chính phủ Ba Lan dành cho Việt Nam nguồn tài trợ với lãi suất ưu đãi - tương tự như ODA - với tổng trị giá 250 triệu Euro để các doanh nghiệp hai nước triển khai nhiều dự án hợp tác công nghiệp, thương mại và một số lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như đóng tàu, khai thác mỏ, bảo tồn di sản văn hóa.

Có lẽ đây là một trong những lợi thế và lợi thế này sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho quan hệ hợp tác đầu tư, đồng thời đột phá về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Ba Lan khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết và đi vào thực hiện.

Nguồn: VITIC/Báo công thương điện tử

Nguồn: Vinanet