Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:
Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3 năm 2017 ước đạt 542 nghìn tấn với giá trị đạt 251 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,28 triệu tấn và 566 triệu USD, giảm 18,1% về khối lượng và giảm 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 2 năm 2017 đạt 426 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 2 năm 2017 với 35,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2017 đạt 242,4 nghìn tấn và 112,8 triệu USD, tăng 51,3% về khối lượng và tăng 58,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Philippin-thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2017 với 24,8% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2017 đạt 206,6 nghìn tấn và 78 triệu USD, tăng 53,7% về khối lượng và tăng 36,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Hai tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Gana (63,5%), Hồng Kông (43,8%), Malaysia (43,1%), Singapore (34,9%) và Bờ Biển Ngà (15,1%).
Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 3 năm 2017 ước đạt 162 nghìn tấn với giá trị đạt 365 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 449 nghìn tấn và 1 tỷ USD, giảm 5,4% về khối lượng nhưng tăng 25,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2017 đạt 2.262 USD/tấn, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 17% và 15,6%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Bỉ (gấp 2,3 lần), Hà Quốc (79,3%), Hoa Kỳ (60%), Angieri (50,1%), Tây Ban Nha (33,6%), Đức (28,8%), Anh (27,4%), Nhật Bản (21%) và Italia(20,2%).
Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 3 năm 2017 ước đạt 9 nghìn tấn với giá trị đạt 12 triệu USD, đưa khối lượng xuât khẩu chè 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 26 nghìn tấn và 38 triệu USD, tăng 12,6% về khối lượng và tăng 6,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá chè xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2017 đạt 1.472 USD/tấn, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong 2 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 33,6% thị phần – giảm 6,2% về khối lượng và giảm 13,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong 2 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 16,1 lần), Ba Lan (gấp 3,4 lần), Trung Quốc (99,9%), Nga (18,9%) và Đài Loan (9%).
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 3 năm 2017 ước đạt 22 nghìn tấn với giá trị 200 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 53 nghìn tấn và 487 triệu USD, giảm 8,6% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2017 đạt 9.090 USD/tấn, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 33,2%, 18,1% và 12,9% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Hai tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Anh (47,1%), Hoa Kỳ (30,1%), Úc (25,6%), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (25,6%) và Thái Lan (12,8%).
Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 3 năm 2017 ước đạt 27 nghìn tấn, với giá trị đạt 164 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 49 nghìn tấn và 317 triệu USD, tăng 12,9% về khối lượng nhưng giảm 13,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2017 đạt 6.924 USD/tấn, giảm 22,2% so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2017 là Hoa Kỳ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Đức và Ấn Độ với 38% thị phần. Hai tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu tăng mạnh là Anh (21,9%) và Đức (10,5%).
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 3 năm 2017 ước đạt 596 nghìn tấn với giá trị đạt 143 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,3 triệu tấn và 308 triệu USD, tăng 4,7% về khối lượng nhưng giảm 1,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 2 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 89,9% thị phần, giảm 0,4% về khối lượng và giảm 7,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 2 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam giảm mạnh là Nhật Bản (75,6%) và Philippin (14,9%).
Nguồn: vietnamexport.com