Riêng tháng 7/2019 xuất khẩu sắt thép ước đạt 462.655 tấn, tương đương 311,27 triệu USD, giá 672,8 USD/tấn, giảm 8% cả về lượng và kim ngạch nhưng tăng 0,3% về giá so với tháng 6/2019; so với tháng 7/2018 giảm tương ứng 22,6%, 27,6% và 6,4%.
Campuchia là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, chiếm trên 26,7% trong tổng lượng và chiếm 24,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 1,04 triệu tấn, tương đương 618,9 triệu USD, giá 597 USD/tấn, tăng 44,5% về lượng, tăng 33,8% về kim ngạch nhưng giảm 7,4% về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Indonesia là thị trường lớn thứ 2 về tiêu thụ sắt thép Việt Nam, chiếm trên 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 430.519 tấn, tương đương 290,4 triệu USD, giá 674,5 USD/tấn, tăng 15,6% về lượng nhưng giảm 1,7% về kim ngạch và giảm 14,9% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường Malaysia xếp thứ 3 về tiêu thụ sắt thép, chiếm 11,3% trong tổng lượng và chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 438.748 tấn, trị giá 272,59 triệu USD, giá 621,3 USD/tấn, tăng 12% về lượng, tăng 2% về kim ngạch, nhưng giảm 8,9% về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu sắt thép sang thị trường Mỹ sụt giảm rất mạnh 42,2% về lượng và giảm 46,3% về kim ngạch, đạt 308.155 tấn, tương đương 243,39 triệu USD, giá cũng giảm 7,1%, đạt 789,8 USD/tấn.
Nhìn chung xuất khẩu sắt thép trong 7 tháng đầu năm nay sang phần lớn các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó giảm mạnh ở một số thị trường sau: Bangladesh giảm 76% cả về lượng và kim ngạch, đạt 1.435 tấn, tương đương 0,93 triệu USD; Anh giảm 70% cả về lượng và kim ngạch; U.A.E giảm 42,8% về lượng và giảm 67,8% về kim ngạch; Đức giảm 50,7% về lượng và giảm 64,8% về kim ngạch.
Tuy niên, vẫn có một số thị trường xuất khẩu tăng mạnh là: Trung Quốc tăng gấp 17,6 lần về lượng và tăng gấp 6 lần về trị giá, đạt 75.439 tấn, trị giá 38,77 triệu USD; Brazil tăng 178,6% về lượng và tăng 166,9% về trị giá, đạt 5.572 tấn, trị giá 5,05 triệu USD; Nhật Bản tăng 285,4% về lượng và tăng 161,6% về kim ngạch, đạt 170.436 tấn, trị giá 93,3 triệu USD.
Xuất khẩu sắt thép 7 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường
|
7 tháng đầu năm 2019
|
+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)*
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng cộng
|
3.889.286
|
2.530.439.739
|
14,03
|
-0,12
|
Campuchia
|
1.036.678
|
618.895.213
|
44,47
|
33,75
|
Indonesia
|
430.519
|
290.404.406
|
15,57
|
-1,67
|
Malaysia
|
438.748
|
272.587.254
|
12,04
|
2,1
|
Mỹ
|
308.155
|
243.391.327
|
-42,16
|
-46,25
|
Thái Lan
|
226.892
|
136.720.807
|
35,54
|
13,77
|
Hàn Quốc
|
153.057
|
104.323.672
|
-0,51
|
6,31
|
Nhật Bản
|
170.436
|
93.296.380
|
285,44
|
161,6
|
Philippines
|
174.445
|
87.427.313
|
1,59
|
-11,15
|
Bỉ
|
106.820
|
70.915.991
|
-44,61
|
-52,32
|
Lào
|
76.294
|
54.930.226
|
0,04
|
-3,24
|
Đài Loan (TQ)
|
81.391
|
49.585.878
|
-36,98
|
-31,03
|
Ấn Độ
|
60.340
|
48.195.057
|
-22,14
|
-29,06
|
Italia
|
72.811
|
44.770.669
|
35,72
|
-16,7
|
Trung Quốc đại lục
|
75.439
|
38.766.775
|
1,656,03
|
500,26
|
Tây Ban Nha
|
28.391
|
22.767.781
|
-19,68
|
-15,68
|
Pakistan
|
37.210
|
18.704.407
|
133,17
|
96,65
|
Australia
|
23.280
|
18.623.958
|
-24,93
|
-23,85
|
Myanmar
|
21.827
|
16.144.844
|
-22,41
|
-17,89
|
Anh
|
15.949
|
12.037.439
|
-69,91
|
-71,5
|
Singapore
|
14.827
|
10.479.112
|
4,49
|
-22,47
|
Brazil
|
5.572
|
5.045.688
|
178,6
|
166,9
|
U.A.E
|
6.028
|
4.378.613
|
-42,75
|
-67,82
|
Nga
|
3.690
|
3.744.883
|
-41,92
|
-43,06
|
Saudi Arabia
|
5.026
|
3.464.731
|
156,17
|
152,58
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
1.156
|
1.637.110
|
10,31
|
-2,08
|
Achentina
|
556
|
1.103.701
|
|
|
Đức
|
597
|
987.035
|
-50,66
|
-64,75
|
Ai Cập
|
1.413
|
947.241
|
-47,99
|
-49,75
|
Bangladesh
|
1.435
|
934.259
|
-75,93
|
-75,52
|
Kuwait
|
546
|
427.468
|
|
|
Hồng Kông (TQ)
|
94
|
327.802
|
-33,8
|
-22,94
|
(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)