Riêng tháng 9/2018 đạt 254,6 triệu USD, giảm 8,1% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 27,5% so với tháng 9/2017.
Xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đông Nam Á đạt 472,26 triệu USD, chiếm 21,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng mạnh 38,7% so với cùng kỳ; nhưng riêng tháng 9 xuất khẩu sang Đông Nam Á lại sụt giảm 25% so với tháng trước đó, và giảm 12,7% so với cùng tháng năm 2017, đạt 42,54 triệu USD.
Thị trường EU đứng thứ 2 về kim ngạch đạt 393,45 triệu USD, chiếm 17,7% tỷ trọng, tăng 32% so với cùng kỳ; riêng tháng 9 đạt 39,82 triệu USD, giảm 28% so với tháng 8 và tăng 17,3% so với tháng 9/2017.
Mỹ là thị trường lớn thứ 3, đạt kim ngạch 355,66 triệu USD, chiếm 16% tỷ trọng; tháng 9 kim ngạch tăng 46,4% so với tháng 8, đạt 54,98 triệu USD và tăng 85,4% so với tháng 9/2017.
Xét chung cả 9 tháng đầu năm, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, thị trường Ấn Độ được đặc biệt chú ý với mức tăng trưởng tới 235,6%, đạt 151,66 triệu USD; tiếp đến các thị trường cũng đạt mức tăng cao như: Tây Ban Nha tăng 111,6%, đạt 17,11 triệu USD; Thụy Điển tăng 98%, đạt 18,09 triệu USD; Saudi Arabia tăng 85,4%, đạt 12,42 triệu USD; Myanmar tăng 80%, đạt 86,54 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu sang Na Uy sụt giảm rất mạnh tới 95,5% so với cùng kỳ, đạt 0,43 triệu USD. Xuất sang Malaysia cũng giảm mạnh 41,8%, đạt 13,78triệu USD.
Bên cạnh kết quả đạt được trong những tháng qua, Hiệp hội Thép Việt Nam vẫn lo ngại bởi ngành thép tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là ngành thép phải đối mặt với nhiều vụ điều tra bán phá giá từ các nước nhập khẩu khiến xuất khẩu thép gặp nhiều khó khăn.
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 8/2018 đến nay, ngành thép Việt Nam đã liên tiếp phải đối mặt với gần 10 vụ kiện phòng vệ thương mại. Mặc dù từ trước đến nay, thép vẫn luôn là ngành bị khởi kiện nhiều nhất nhưng với tốc độ tăng mạnh như hiện nay (8 vụ/tháng, 7 thị trường khởi kiện), các doanh nghiệp sản xuất thép đều không tránh khỏi sự lo lắng. Cụ thể, Bộ Thương mại Thái Lan đã khởi xướng điều tra gia hạn lần 2 biện pháp tự vệ đối với thép tấm không hợp kim cán nóng dạng cuộn và không cuộn; EU áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ với 3 sản phẩm thép của Việt Nam; Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm sắt thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ có sự lẩn tránh thuế….
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới thì việc gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại là điều tất yếu. Tuy nhiên, việc các thị trường quen thuộc trong ASEAN như: Thái Lan, Malaysia cũng khởi xướng các vụ kiện đang là thực trạng đáng lo ngại đối với ngành thép Việt Nam. Vì vậy, cùng việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước. Đồng thời nỗ lực khép kín từ khâu đầu vào đến sản xuất để loại trừ dần nguồn gốc xuất xứ từ các nước nhằm giảm đến mức thấp nhất việc các nước cho rằng Việt Nam lẩn tránh thuế.

Xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép 9 tháng đầu năm 2018

ĐVT: USD

Thị trường

T9/2018

+/- so với T8/2018 (%)*

9T/2018

+/- so với cùng kỳ (%)*

Tổng kim ngạch XK

254.601.095

-8,07

2.221.198.562

34,2

Mỹ

54.977.973

46,43

355.660.739

30,21

Nhật Bản

36.704.573

-6,62

310.523.676

27,83

Thái Lan

12.298.004

-9,41

190.447.326

61,29

Ấn Độ

13.471.245

-27,58

151.662.354

235,55

Hàn Quốc

11.360.154

-15,47

117.097.287

42,12

Myanmar

5.507.075

-62,58

86.536.829

79,88

Đức

6.913.028

-31,59

79.462.040

18,96

Campuchia

12.844.075

21,6

77.019.449

38,87

Hà Lan

7.145.993

-47,36

75.005.099

45,24

Australia

11.670.066

19,14

73.186.365

32,85

Bỉ

4.729.716

-30,95

67.081.116

4,12

Indonesia

4.789.625

-21,95

48.774.789

16,76

Anh

9.128.340

-8,61

46.824.380

73,49

Trung Quốc

4.485.711

-27,26

45.358.722

11,08

Canada

3.808.977

-53,1

45.031.657

35,08

Ba Lan

4.142.452

-8,93

39.434.809

32,88

Đài Loan (TQ)

3.610.045

-3,85

34.925.838

20,91

Lào

3.675.060

1,97

27.853.426

2,64

Italy

2.958.263

-11,85

24.348.450

2,14

Thụy Điển

842.780

-56,67

18.090.751

97,96

Tây Ban Nha

1.626.808

-11,84

17.112.806

111,59

Brazil

2.089.352

3,71

16.861.150

2,19

Singapore

1.506.701

-68,03

15.207.469

-9,61

Pháp

1.125.088

-30,95

15.119.221

76,51

Malaysia

907.573

-42,8

13.777.813

-41,84

Philippines

1.010.428

-44,76

12.637.916

32,8

Ả Rập Xê Út

3.086.516

680,59

12.421.326

85,39

Hồng Kông (TQ)

2.330.509

-40,58

12.371.794

31,98

Đan Mạch

783.782

-35,73

7.964.530

20,89

Thụy Sỹ

816.644

-8,34

6.287.416

-0,94

Nam Phi

481.410

31,94

4.118.207

37

U.A.E

624.185

-28,69

3.938.511

-0,34

Hy Lạp

425.789

5,6

3.003.028

23,82

Na Uy

36.956

 

431.411

-95,5

 (Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

Nguồn: Vinanet