Kim ngạch thương mại giữa hai nước thời gian qua đã tăng với tốc độ 2 con số. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt - Anh là 6,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Anh là 5,7 tỷ USD và nhập khẩu 1 tỷ USD. Như vậy, chúng ta đã có thặng dư lớn, đứng hàng thứ 5, thứ 6 trong số các nước Việt Nam xuất siêu.
Sang năm 2019, tính 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh đã đạt 3,26 tỷ USD, tăng 2,95% so với cùng kỳ. Hàng hóa xuất khẩu sang Vương quốc Anh tập trung vào một số nhóm hàng chính mà Việt Nam có lợi thế về gia công như điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép các loại…
Đứng đầu về kim ngạch là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện với 1,12 tỷ USD, chiếm 34,48% thị phần, tuy nhiên lại giảm nhẹ 8,02% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là nhóm hàng dệt, may đạt 449,02 triệu USD, chiếm 13,75% thị phần, tăng 4,68% so với cùng kỳ; tiếp đến là nhóm giày dép các loại cũng tăng 2,93% đạt 368,31 triệu USD.
Trong 7 tháng năm 2019, bốn nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất là giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 269,43%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 224,56%; dây điện và dây cáp điện tăng 195,19%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 107,14% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên các nhóm này đều có kim ngạch xuất khẩu nhỏ, lần lượt là 3,87 ngàn USD; 66,07 ngàn USD; 11,56 ngàn USD và 16,92 ngàn USD.
Ở chiều ngược lại, Anh đã giảm nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam trong 7 tháng năm 2019. Giảm mạnh nhất với 69,91% về lượng và 71,5% về trị giá so với cùng kỳ là nhóm sắt thép các loại. Tính cả 7 tháng, nhóm này chỉ xuất 15,94 ngàn tấn đạt trị giá 12,03 triệu USD. Các nhóm thủy sản, hạt điều, hạt tiêu, cao su, đá quý, kim loại quý và sản phẩm cũng có kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh 7 Tháng/2019

Mặt hàng

7 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

3.265.303.157

 

2,95

Hàng thủy sản

 

 

154.411.537

 

 

-1,37

Hàng rau quả

 

 

4.387.083

 

 

23,42

Hạt điều

9.614

67.492.789

15,28

-12,48

Cà phê

31.909

50.609.325

6,75

-7,86

Hạt tiêu

2.950

9.936.102

11,32

-14,25

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

14.836.148

 

45,73

Sản phẩm từ chất dẻo

 

63.412.183

 

3,44

Cao su

1.604

1.947.716

13,44

-6,55

Sản phẩm từ cao su

 

10.868.221

 

14,83

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

 

55.872.399

 

10,09

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

16.926.743

 

107,14

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

187.240.474

 

13,83

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

3.872.066

 

269,43

Xơ, sợi dệt các loại

9.915

10.415.138

49,93

40,94

Hàng dệt, may

 

449.025.316

 

4,68

Giày dép các loại

 

386.312.244

 

2,93

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

12.029.623

 

27,36

Sản phẩm gốm, sứ

 

15.492.199

 

21,58

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

1.895.322

 

-12,20

Sắt thép các loại

15.949

12.037.439

-69,91

-71,50

Sản phẩm từ sắt thép

 

54.387.281

 

97,93

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

26.676.550

 

34,90

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

143.820.799

 

8,07

Điện thoại các loại và linh kiện

 

1.125.830.847

 

-8,02

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

132.425.943

 

28,82

Dây điện và dây cáp điện

 

11.569.452

 

195,19

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

66.072.044

 

224,56

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

43.514.009

 

0,85

Hàng hóa khác

 

131.986.166

 

2,95

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Mặc dù, giá trị thương mại giữa Việt Nam – Anh Quốc là khá lớn (đứng thứ 3 trong các nước Liên minh châu Âu - EU), nhưng dư địa cho việc mở rộng thương mại giữa hai nước còn rất lớn, bởi xuất khẩu của Việt Nam vào Anh hiện mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng nhập khẩu của Anh Quốc.
Về đầu tư trực tiếp, hiện Anh Quốc đang đứng thứ 15 trong số các nước có đầu tư vào Việt Nam, với khoảng 3,75 tỷ USD và đầu tư gián tiếp khoảng 1 tỷ USD. Con số đó còn rất khiêm tốn nếu so với tổng giá trị đầu tư của Anh ra nước ngoài khoảng 300 tỷ USD.
Việt Nam và EU vừa ký kết hiệp định tự do thương mại thế hệ mới (EVFTA). Sau khi được phê chuẩn (dự kiến trong năm nay), EVFTA sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn nữa cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào EU nói chung và Anh Quốc nói riêng, khi có tới 99% hàng hóa hai bên sẽ được miễn thuế, nhiều rào cản kỹ thuật được dỡ bỏ. Hiện Việt Nam và Anh đang có trao đổi kỹ thuật để có thể đạt thỏa thuận song phương về thương mại trên cơ sở EVFTA một khi Anh chính thức rời EU.