Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt 4,3 tỷ USD, tăng trưởng 12,5% so với cùng kỳ năm 2016. Kết quả khả quan này dự báo năm 2017 sẽ là một năm nhiều triển vọng với ngành da giày.

Việt Nam nằm trong top 4 nước sản xuất giầy dép lớn nhất thế giới về số lượng, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil và là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới về giá trị, sau Trung Quốc. Sản phẩm giầy dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nước và vùng lãnh thổ, những thị trường chính nhập khẩu giày dép của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Bỉ, Nhật Bản, Anh, Hà Lan…

Trong 4 tháng đầu năm 2017, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất giày dép các loại của Việt Nam, chiếm 35,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,5 tỷ USD, , tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Trung Quốc đứng thứ hai về kim ngạch, đạt 308,8 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 7,2%. Tiếp đến thị trường Đức đạt 294,5 triệu USD, tăng 31,2%, chiếm 6,9%.

Nhìn chung, xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017 đều đạt mức tăng trưởng dương ở hầu hết các thị trường so với cùng kỳ năm ngoái; đáng chú ý là thị trường Hungary, tuy kim ngạch xếp cuối cùng trong bảng xuất khẩu nhưng có mức tăng trưởng vượt trội, tăng 106,3%. Bên cạnh đó, một số thị trường khác cũng có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: Indonesia tăng 68,8%; sang Ấn Độ tăng 51,4%; Ba Lan tăng 36,5%.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường lại có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ như: Tây Ban Nha giảm 15,4%; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 13,2%; sang Italy giảm 12,1%.

Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI. Khối doanh nghiệp FDI đóng góp tới 80,8% trong tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành, chủ yếu là các tập đoàn đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, như: Tập đoàn Yuan Chi, Pou Chen Group, Feng Tay… với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ USD.

Mức đóng góp của khối doanh nghiệp FDI tăng nhanh theo từng năm. Nếu như năm 2013, khối doanh nghiệp này chiếm 75% tỷ trọng, năm 2015 tăng lên 78% và năm 2016 chiếm 80,8%. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI liên tục tăng cao là do các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng công suất nhà máy hiện có và xây dựng các nhà máy mới tại Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội được giảm thuế từ các hiệp định thương mại tự do.

Trái ngược với sức tăng trưởng từ khối doanh nghiệp FDI, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng giảm, năm 2013 chiếm 25% tỷ trọng, năm 2015 giảm còn 21,4%, năm 2016 còn 19,2%.

Về nguyên nhân, do khó khăn về nguồn vốn và tiếp cận thị trường khiến doanh nghiệp trong nước chậm chân hơn trong việc mở rộng sản xuất, yếu sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, hạn chế lớn của Ngành là giày dép của Việt Nam phần lớn vẫn là gia công cho nước ngoài, yếu kém về khả năng thiết kế, hạn chế về tự chủ nguyên liệu.

Hàng năm, ngành da giày buộc phải nhập khẩu tới gần 60% nguyên phụ liệu mới đủ nhu cầu sản xuất, trong đó nhập khẩu nhiều nhất là da thuộc. Theo thống kê của Lefaso, trong năm 2016, chỉ riêng nhập khẩu da thuộc, các doanh nghiệp da giày đã chi khoảng 1,24 tỷ USD, chưa kể còn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu các nguyên phụ liệu khác.

Năm ngoái, ngành da giày cũng chỉ đạt mức tăng trưởng 8,2% thay vì 10% như mục tiêu là do: những bất ổn về chính trị, cụ thể là sự kiện Anh rời châu Âu (Brexit), khiến sức tiêu dùng tại thị trường EU, nhất là thị trường Anh chững lại. Các nhà nhập khẩu theo đó đặt hàng cầm chừng với số lượng ít đã khiến đơn hàng về Việt Nam giảm mạnh. Một số đơn hàng lớn, gia công đơn giản bị dịch chuyển sang Myanmar, Bangladesh càng khiến tình trạng đơn hàng giảm đi.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu giày dép 4 tháng đầu năm 2017

ĐVT: USD

Thị trường

T4/2017

4T/2017

+/-(%) 4T/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

1.161.691.201

4.277.897.587

+12,5

Hoa Kỳ

445.021.399

1.514.928.219

+13,9

Trung Quốc

68.908.325

308.802.457

+22,0

Đức

76.074.466

294.475.607

+31,2

Bỉ

83.428.734

278.848.003

+13,5

Nhật Bản

38.481.598

227.987.449

+0,4

Anh

53.521.207

201.933.565

+4,8

Hà Lan

38.987.350

174.388.148

+13,0

Pháp

39.789.027

152.187.326

+2,0

Hàn Quốc

25.716.446

130.577.773

+16,9

Mexico

27.590.652

88.550.901

+20,7

Italy

25.147.257

84.247.939

-12,1

Canada

25.278.227

77.061.074

+7,7

Australia

17.630.545

68.350.975

+26,3

Tây Ban Nha

18.228.949

60.050.914

-15,4

Brazil

13.128.913

51.071.738

+18,6

Hồng kông

13.490.989

49.480.861

+14,6

UAE

12.014.609

39.251.243

+13,0

Chi Lê

17.088.516

37.132.831

+3,1

Đài Loan

7.386.547

36.974.263

+18,6

Nam Phi

9.763.205

32.510.366

+1,2

Panama

6.672.262

30.420.653

+6,1

Slovakia

9.379.986

28.168.320

+32,8

Nga

11.738.549

27.968.276

+11,4

Achentina

4.625.361

21.286.959

-2,4

Singapore

4.995.479

17.101.044

+24,8

Ấn Độ

6.046.401

16.979.128

+51,4

Đan Mạch

5.368.032

15.200.207

+5,6

Philippine

3.113.541

14.541.062

+4,3

Malaysia

2.693.839

14.142.523

+3,7

Thái Lan

2.700.819

14.034.948

+15,9

Thụy Điển

4.023.952

14.030.228

+21,9

Indonesia

2.766.095

13.638.544

+68,6

Séc

2.107.628

12.101.902

-5,5

Israel

3.714.576

11.482.052

+5,3

Áo

4.388.332

9.893.443

+11,8

Thổ Nhĩ Kỳ

4.614.078

9.799.987

-13,2

Hy Lạp

3.732.737

9.226.856

+4,0

New Zealand

2.565.656

9.042.737

+15,1

Ba Lan

1.217.193

7.965.295

+36,5

Na Uy

1.297.870

6.154.960

+7,4

Thụy Sỹ

1.257.662

5.722.398

+21,0

Phần Lan

1.253.674

4.290.765

-14,4

Ucraina

624.073

1.874.086

+11,4

Bồ Đào Nha

67.152

352.338

+7,3

Hungary

228.242

320.102

+106,3

 

Nguồn: Vinanet