Chuyển đổi số trong ngành năng lượng Việt Nam: Xu thế tất yếuPhê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 804/QĐ- BCT ngày 8/4/2024 về Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.
Mục tiêu của Kế hoạch là đảm bảo tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến lĩnh vực năng lượng (điện lực, dầu khí, xăng dầu, than) được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đạt 90%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ thực hiện TTHC, số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực liên quan đến lĩnh vực năng lượng đạt 100%.
Đáp ứng tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC liên quan đến lĩnh vực năng lượng của Bộ Công Thương; 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được phân cấp quản lý về lĩnh vực năng lượng thuộc Bộ Công Thương được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng thuộc ngành Công Thương quản lý được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
Đồn thời, xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng gồm đầy đủ phân ngành năng lượng bao gồm: dầu khí, xăng dầu, than, điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Triển khai đề án lưới điện thông minh tại Việt Nam theo đúng lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phấn đấu đến năm 2025, chỉ số tiếp cận điện năng đạt ngang bằng các nước ASEAN 3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện hiện đại hóa công tác đo đếm, phấn đấu đến năm 2025 đạt 95%, đến năm 2030 đạt 100% công tơ điện tử tại tất cả các Tổng công ty điện lực; Cung cấp cho khách hàng số liệu đo đếm thông qua ứng dụng trên di động theo hướng trực tuyến (online) toàn diện.
Kế hoạch cũng đề cập đến việc lập kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn ngành tại các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng; Tuyên truyền phổ biến, quán triệt kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng của Ngành Công Thương
Tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách pháp luật và các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh liên quan đến lĩnh vực năng lượng về bản chất, xu hướng và lợi ích của việc ứng dụng, khai thác công nghệ số, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
Tổ chức triển khai dào tạo chuyên ngành về sản xuất thông minh, chuyên đổi số trong lĩnh vực năng lượng tại các cơ sở đào tạo (sau đại học, đại học, cao đăng,...) trong ngành Công Thương.
Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng cũng tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế số trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất năng lượng hướng đến mô hình nhà máy thông minh, tăng trưởng xanh, bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy việc triển khai cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng, kết nổi thông qua các nền tảng số, đóng vai trò đúc kết và lan tỏa kinh nghiệm về hoạt động chuyển đổi số.
Đồng thời nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành về các quy định pháp luật nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng; Nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền các quy định, quy chế về việc sử dụng, quản lý và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.
Đáng chú ý, xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số kết nối doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực năng lượng với các chuyên gia công nghệ và các nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; tăng cường liên kết kinh doanh theo mô hình hợp tác tiên tiến giữa các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực năng lượng với đối tác trong nước và quốc tế.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin lĩnh vực năng lượng, cơ sở dữ liệu theo chuẩn quốc tế được cập nhật đầy đủ, kịp thời, nhất quán dáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
Xây dựng và định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung Danh mục các Hệ thống chuyển đổi số ưu tiên tập trung phát triển trong lĩnh vực năng lượng nhằm đấy mạnh kinh tế số ngành Công Thương.
Tập trung xây dựng mới hoặc nâng cấp hoàn thiện để đưa vào vận hành một số Hệ thống chuyển đổi số ưu tiên trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Để thực hiện Kế hoạch, Bộ Công Thương giao Cục Điện lực và năng lượng tái tạo là đầu mối theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Lãnh đạo Bộ; Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và các đơn vị liên quan về việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.
Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính: Trên cơ sở Kế hoạch đã được phê duyệt, Vụ Kế hoạch - Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi ngân sách năm cho các nhiệm vụ, đề án, dự án thành phần đủ điều kiện bố trí kinh phí trong Kế hoạch.
Các đơn vị khác thuộc, trực thuộc Bộ: Có trách nhiệm tổ chức quán triệt Kế hoạch này tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động đơn vị mình để triển khai thực hiện; Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng để cụ thể hoá các nội dung triển khai chuyển đổi số hàng năm và từng giai đoạn của từng cơ quan, đơn vị;
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và tỉnh hình chuyển đổi số thực tế tại địa phương để cụ thể hoá nội dung trong Kế hoạch của từng địa phương; xây dựng kế hoạch, đề án hoặc dự án chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng của địa phương hàng năm, trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt ngân sách để triển khai thực hiện lập dữ liệu số ngành năng lượng và nhiệm vụ cập nhật hàng năm phục vụ công tác quản lý nhà nước và báo cáo cấp trên.