Bộ Công Thương Việt Nam đã thông qua kế hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo kế hoạch phát triển ngành dệt may, Bộ nhắm mục đích đạt được tỷ lệ nội địa 55% vào năm 2015, tức là khoảng 55% các nguyên liệu sử dụng để làm ra sản phẩm cuối cùng sẽ được làm tại Việt Nam. Tỷ lệ nội địa này dự kiến sẽ tăng lên 65% vào năm 2020, và 70% vào năm 2030.
Về sản xuất, ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam có thể tăng trưởng với tốc độ hàng năm từ 12% - 13% trong giai đoạn 2013-20.
Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam có khả năng sẽ tăng từ 10% - 11% mỗi năm trong giai đoạn 2013-15, từ 9% - 10% mỗi năm trong giai đoạn 2016-20, và 6% - 7% trong giai đoạn 2021-30.
Theo kế hoạch, doanh số bán hàng trong nước của các công ty dệt may Việt Nam sẽ tăng từ 9% - 10% trong giai đoạn 2013-15, và 10% - 12% trong giai đoạn 2016-20.
Kế hoạch đặt trọng tâm vào việc chuyển các doanh nghiệp dệt may và may mặc sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời hỗ trợ phát triển các công ty chuyên sản xuất thời trang và các công ty cung cấp các dịch vụ có liên quan ở các đô thị và thành phố.
Hiện nay, hàng dệt may và may mặc chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ là thị trường chính cho hàng dệt may Việt Nam, và chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam.
Trong hai năm tới, hai thỏa thuận - 12 quốc gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có khả năng được thực hiện, sẽ làm giảm thuế nhập khẩu hàng dệt may và may mặc của Việt Nam xuống còn 0% để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU.
Hiện nay, Hoa Kỳ và EU đánh thuế nhập khẩu trung bình lần lượt 17,5% và 9,6% lên hàng dệt may và may mặc của Việt Nam.
Nguồn: ITPC