(VINANET) – Kết thúc năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 36,9 tỷ USD, tăng 28,28% so với năm 2012. Bước sang năm 2014, cụ thể là 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam cũng đã nhập khẩu từ thị trường này 12,4 tỷ USD, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2013.

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu các nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất, cụ thể như máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện, vải, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày…

Trong 4 tháng đầu năm 2014, mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, chiếm 18,4% tổng kim ngạch, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 34,84%; kế đến là điện thoại các loại và linh kiện, đạt 1,8 tỷ USD, tăng 19,70% và vải các loại đạt 1,3 tỷ USD, tăng 28,36% so với cùng kỳ năm trước…Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, bốn mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc có kim ngạch trên 1 tỷ USD đó là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện, vải và máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, kim ngạch của 4 chủng loại mặt hàng này chiếm 54,9%, đạt kim ngạch 6,8 tỷ USD.

So với cùng kỳ năm 2013, thì 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc có thêm mặt hàng than đá, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, máy ảnh máy quay phim và linh kiện, quặng và khoáng sản khác, chất thơm mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, chế phẩm thực phẩm khác với kim ngạch đạt lần lượt 35,1 triệu USD; 57,8 triệu USD; 215 triệu USD; 26,2 triệu USD; 14,9 triệu USD và 8,9 triệu USD.

Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng dương chiếm 75%, trong đó mặt hàng bông có kim ngạch nhập khẩu tăng cao nhất, tăng 411,89%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 2,6 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 4 tháng 2014 – ĐVT: USD

 
KNNK 4T/2014
KNNK 4T/2013
% so sánh
Tổng kim ngạch
12.449.665.611
10.433.418.619
19,32
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
2.302.128.910
1.707.314.093
34,84
điện thoại các loại và linh kiện
1.878.094.848
1.569.053.572
19,70
vải các loại
1.364.099.915
1.062.742.570
28,36
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
1.295.288.586
1.407.846.555
-8,00
sắt thép các loại
847.572.114
722.377.763
17,33
xăng dầu các loại
509.590.784
389.396.554
30,87
nguyên phụ liệu dệt, may,da giày
466.346.352
343.586.049
35,73
hóa chất
293.472.433
252.098.743
16,41
sản phẩm từ sắt thép
249.516.709
227.205.177
9,82
sản phẩm từ chất dẻo
246.739.004
193.087.688
27,79
sản phẩm hóa chất
182.132.964
154.313.328
18,03
xơ sợi dệt các loại
170.887.679
142.869.763
19,61
phân bón
163.764.054
179.361.799
-8,70
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
151.638.982
120.268.991
26,08
kim loại thường khác
150.905.921
169.403.756
-10,92
chất dẻo nguyên liệu
148.965.717
122.576.094
21,53
Dây điện và dây cáp điện
125.046.481
103.764.370
20,51
khí đốt hóa lỏng
104.771.228
97.220.987
7,77
thức ăn gia súc và nguyên liệu
90.621.135
57.301.034
58,15
linh kiện phụ tùng ô tô
87.086.248
54.808.845
58,89
oto nguyên chiếc các loại
86.672.548
38.654.668
124,22
hàng điện gia dụng và linh kiện
71.429.238
59.933.457
19,18
giấy các loại
64.036.054
38.784.130
65,11
nguyên phụ liệu dược phảma
64.021.031
44.985.353
42,32
gỗ và sản phẩm gỗ
62.520.152
51.094.215
22,36
sản phẩm từ giấy
54.827.945
44.543.285
23,09
sản phẩm từ cao su
47.807.465
38.564.776
23,97
sản phẩm từ kim loại thường khác
47.134.296
40.377.001
16,74
hàng rau quả
37.937.282
40.311.823
-5,89
sản phẩm khác từ dầu mỏ
33.332.957
43.084.371
-22,63
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
21.116.156
9.189.725
129,78
dược phẩm
15.861.632
15.111.264
4,97
cao su
11.786.500
10.063.458
17,12
phương tiện vận tải khác và phụ tùng
11.728.301
5.944.960
97,28
nguyên phụ liệu thuốc lá
10.698.496
13.644.801
-21,59
Hàng thuỷ sản
10.037.136
8.294.537
21,01
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
3.225.136
2.718.346
18,64
bông các loại
2.657.042
519.068
411,89
dầu mỡ động thực vật
975.428
957.791
1,84

Trung Quốc – là một thị trường lớn xuất và nhập khẩu của Việt Nam. Để không quá phụ thuộc quá vào thị trường lớn này chủ động giảm nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc.

Để có đủ lực nhằm bảo đảm tự chủ trong sản xuất hàng hóa, cần phải kêu gọi ngoại lực và mở nhiều “cửa ra, cửa vào” cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Nhiều năm qua, nhập khẩu vải, thép của Việt Nam (VN) luôn cao, trong đó nhập chính từ Trung Quốc (TQ). Trong trung hạn và dài hạn, vượt qua sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu TQ là một bài toán đặc biệt quan trọng.

Liên kết với nhà đầu tư nước ngoài

Nhận diện về thực trạng nhập khẩu ngành dệt may, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi VN, cho biết ngành may VN nhập trên 80% vải, trong đó 50% phải nhập từ TQ. Một vị nguyên lãnh đạo của Tập đoàn Dệt may VN cho biết về chiến lược lâu dài, phải tính đến đầu tư sản xuất tại VN. Chính phủ cần tính đến phương án lập khu công nghiệp chuyên về dệt, nhuộm, đồng thời các doanh nghiệp (DN) cũng phải ý thức chuyện nâng cao năng lực và đổi mới công nghệ.

Tuy nhiên, để đầu tư một nhà máy kéo sợi hay dệt, nhuộm đòi hỏi vốn lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại hơn… và chỉ có những tập đoàn lớn mới đủ sức thực hiện. Bằng chứng là mỗi năm VN cần 6 tỉ mét vải nhưng DN nội chỉ đáp ứng được hơn 1 tỉ mét. Vì vậy, liên kết với các đối tác nước ngoài là một hướng đi để nhanh chóng tạo ra được nguyên phụ liệu sản xuất tại chỗ cho ngành dệt may. Muốn thế, Nhà nước cần có chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài, kêu gọi những DN có sẵn công nghệ, rành rẽ về thời trang. Hiện nay đã có nhiều DN dệt may VN liên doanh với DN Nhật, EU sản xuất sản phẩm cao cấp, thành lập chuỗi giá trị dệt may bền vững.

Tương tự ngành dệt may, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), thì ngành thép VN cũng chủ yếu nhập khẩu từ TQ. Bình quân mỗi năm trên 3 triệu tấn, trong đó phần lớn là thép cuộn cán nóng bởi hiện nay VN chưa có nhà máy sản xuất. Cái khó nhất của ngành thép là cần đến nhà máy sản xuất từ quặng sắt, trong khi đó hiện nay VN mới chỉ đang xây dựng Nhà máy thép Formosa (Hà Tĩnh).

Đồng tình quan điểm trên, nguyên Phó Chủ tịch VSA, tiết lộ: Nước ta không có công nghệ lò cao không thể sản xuất được. Nước ta lúc trước cũng nhập công nghệ lò cao nhưng nhập phải thiết bị cũ, công suất thấp, sản xuất ra giá thành cao không đủ cạnh tranh với thép nhập khẩu. Giải pháp tốt nhất hiện nay vẫn là đầu tư đúng mức, có trọng điểm vào các dự án khai thác mỏ, các dự án sản xuất phôi từ quặng, tránh đầu tư dàn trải. Đặc biệt là chấm dứt đầu tư các dự án cán thép không đi liền với dây chuyền sản xuất phôi. Cần phát triển ngành khai khoáng, tạo tiền đề cho ngành công nghiệp luyện cán thép. Nếu DN không đủ lực thì hợp tác cùng nhau góp vốn, góp sức đầu tư, phải đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại thì mới chủ động được sản xuất, khai thác tốt thị trường. Về lâu dài, theo đại diện VSA, DN VN sẽ phải cố gắng tự sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh để xây dựng các nhà máy quy mô lớn.

Săn lùng nguồn cung mới

Một cán bộ Hiệp hội Dệt may VN cho rằng sở dĩ VN nhập siêu dệt may từ TQ là bởi DN trong nước khó đáp ứng nổi nguyên phụ liệu. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Bình Dương, Tổng Giám đốc Công ty May mặc Bình Dương, cho biết tại Bình Dương, đa số DN dệt may là DN có vốn đầu tư nước ngoài và họ không tính chuyện xoay trở nguồn cung nguyên phụ liệu.

Còn các DN VN thì cần phải tính đến điều này. Ví dụ, Công ty May mặc Bình Dương trước đây nhập nguyên phụ liệu từ TQ đến 80%, công ty đã tìm cách chuyển hướng nhập từ nhiều nguồn khác như Nhật, Indonesia, Thái Lan, đến nay nguyên phụ liệu TQ chỉ khoảng 20% mà thôi.

Chia sẻ kinh nghiệm về đa dạng nguồn nguyên liệu, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Bình Dương cho biết DN phải săn lùng và đàm phán mới tìm được nhà cung cấp hàng có chất lượng tương đương, giá tương đương như nguồn TQ.

Thứ hai, khi thay đổi nguyên phụ liệu thì phải thuyết phục được khách hàng mua hàng của mình để họ chấp nhận nguồn mới. Mình phải làm mẫu cho họ thử, họ kiểm tra, thương lượng với họ, thường mất 6-9 tháng, rồi thì họ sẽ đồng ý vì bản thân họ cũng muốn giảm rủi ro khi nguồn nguyên liệu tập trung ở một nguồn TQ.

Thứ ba, vì các nguồn cung mới thường ở xa hơn TQ nên thời gian chở hàng về VN lâu hơn, ví dụ hàng Indonesia mất 2-3 tuần mới về đến, trong khi hàng TQ chưa đến một tuần. Do đó, DN phải thay đổi cách thức, thời gian đặt hàng cho phù hợp tiến độ sản xuất và chỉ có thể áp dụng cho những sản phẩm ổn định về nguồn nguyên liệu, thời gian giao hàng mà thôi.

NG.Hương

Nguồn:Vinanet/Báo pháp luật Tp.Hồ Chí Minh

Nguồn: Vinanet