Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tăng thêm chủ yếu do tăng xuất sang các Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, … … , nhưng tỷ lệ đóng góp từ các thị trường này đã có sự thay đổi mạnh.
Theo số liệu bảng dưới đây, kim ngạch xuất khẩu tăng thêm sang thị trường Mỹ chỉ đóng góp 48% vào vào tổng kim ngạch xuất khẩu tăng thêm, trong khi của cùng kỳ năm ngoái là 70,89%. Trong khi đó, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tăng thêm sang EU, Nhật Bản và Đài Loan tăng mạnh. Cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tăng thêm sang EU chỉ chiếm 13,57% trong tổng số, thì 8 tháng đầu năm nay, con số này là 17,22%. Tương tự thị trường Nhật Bản là 6,58%. Và đặc biệt là tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tăng thêm sang Đài Loan chiếm 6,16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mà cùng kỳ năm trước chỉ là 0,03%.
Kim ngạch và tỷ lệ đóng góp vào phần kim ngạch tăng thêm hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
Thị trường
8 tháng 2008
8 tháng 2007
8 tháng 2006
08 – 07
%
kim ngạch tăng thêm
07-06
%
kim ngạch tăng thêm
Tổng
6.011
5.049
3.962
962
100,00
1.087
100,00
Mỹ
3.421
2.953
2.183
468
48,64
770
70,89
Eu
1.134
968
821
166
17,22
147
13,57
Nhật
525
461
410
63
6,58
51
4,72
Đài Loan
160
101
100
59
6,16
0
0,03
Canada
117
91
67
26
2,71
24
2,17
Hàn Quốc
81
50
47
31
3,27
3
0,24
Nga
65
51
42
14
1,43
9
0,85
Thổ Nhĩ Kỳ
39
25
4
14
1,45
21
1,95
Mexico
42
40
27
3
0,29
13
1,19
Trung Quốc
36
24
20
12
1,28
4
0,40
Hồng Kông
26
23
18
4
0,40
4
0,40
Indonesia
23
16
12
7
0,70
4
0,40
UAE
23
20
14
3
0,31
6
0,51
Arap Xeut
18
15
13
3
0,27
3
0,23
Malaixia
21
18
20
3
0,28
-1
-0,13
Ôxtraylia
22
16
17
7
0,69
-1
-0,13
Singapo
17
17
10
0
0,00
8
0,69
Ucraina
21
11
8
11
1,09
3
0,28
Campuchia
22
19
10
3
0,34
9
0,81
Thái Lan
12
10
5
2
0,25
4
0,38
Thụy Sỹ
6
8
7
-1
-0,14
1
0,12
Nauy
6
5
4
1
0,09
1
0,10
Nam Phi
10
8
2
1
0,15
7
0,60
Braxin
9
5
2
4
0,39
3
0,27
Philippines
7
6
4
1
0,07
3
0,23
Lào
5
5
5
1
0,09
-1
-0,07
Mianma
4
2
0
2
0,18
2
0,18
New Zealand
3
2
2
1
0,10
0
-0,03
ấn độ
6
2
1
4
0,37
1
0,12
achentina
5
2
1
3
0,31
1
0,07
Mặc dù vậy, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Sang năm 2009, nhiều khả năng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng dệt may của nước ta nói riêng sẽ gặp khó khăn hơn do nền kinh tế Mỹ chưa thoát khỏi khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu nhập khẩu của nước này.
Do đó, trong việc ký kết các hợp đồng thương mại sang Mỹ cho năm 2009, các doanh nghiệp nên chủ động đàm phán với các đối tác để nâng giá xuất khẩu, tránh những thiệt hại do giá thấp gây ra.
Đối với thị trường EU, nhiều nền kinh tế trong khu vực này cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và hiện tại EU đang áp dụng một số biện pháp hạn chế thương mại đối với một số mặt hàng như: thuế chống bán phá giá đối với giày mũi da, cắt giảm ưu đãi thuế quan phổ cập đối với một số mặt hàng. Do đó, các hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và thị trường này cũng không thuận lợi như trước.
Hơn nữa, hàng hoá Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của những nước đang phát triển như Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh, Indonesia...

Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tiếp cận các thị trường mới, khách hàng mới để đa dạng hơn nữa đối tác thương mại, giảm bớt phụ thuộc vào thị trường truyền thống, khi mà tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam phải phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và châu Âu.

(tin thương mại)

Nguồn: Vinanet