(Vinanet) Từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng và hướng tới tương lai dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng đáng kể trong 2 thập kỷ qua. Về thương mại, kim ngạch hai chiều đã tăng từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 18 tỷ USD năm 2011, tăng 36 lần trong 19 năm qua. Năm 2011, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 của Hàn Quốc.
Trong 2 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường lớn thứ 2 trên thế giới cung cấp hàng hóa cho thị trường Việt Nam. Theo số liệu thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2012, hàng hóa của Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trị giá gần 14,07 tỷ USD, tăng 19,75% so với 11 tháng đầu năm ngoái; trong đó riêng tháng 11 hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 1,41 tỷ USD, tăng 10,94% so với tháng 11/2011.
Những nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch lớn trên 1 tỷ USD gồm có: Máy vi tính điện tử và linh kiện (2,95 tỷ USD, chiếm 21% tổng kim ngạch, tăng 85,02% so với cùng kỳ năm ngoái); Máy móc thiết bị phụ tùng (1,58 tỷ USD, chiếm 11,23%, tăng 39,56%); Vải may mặc (1,28 tỷ USD, chiếm 9,08%, tăng 4,47%); Sắt thép (1,21 tỷ USD, chiếm 8,58%, tăng 15,34%); Điện thoại và linh kiện (1,17 tỷ USD, chiếm 8,35%, tăng 71,9%).
Phương tiện vận tải là nhóm hàng nhập khẩu đạt mức tăng mạnh nhất tới 748% trong 11 tháng đầu năm; sau đó là phế liệu sắt thép tăng 164%; máy vi tính, điện tử tăng 85,02%; khí đốt hóa lỏng tăng 77,68%; hàng thủy sản tăng 84,87%.
Những nhóm sản phẩm chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc 11 tháng đầu năm 2012
ĐVT: USD
Mặt hàng
|
T11/2012
|
11T/2012
|
% tăng, giảm KN T11/2012 so với T11/2011
|
% tăng, giảm KN 11T/2012 so với cùng kỳ
|
Tổng cộng
|
1.409.343.844
|
14.065.866.573
|
+10,94
|
+19,75
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
287.253.833
|
2.952.430.926
|
+53,36
|
+85,02
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
163.852.308
|
1.579.534.503
|
+43,02
|
+39,56
|
Vải các loại
|
136.374.037
|
1.277.371.026
|
+17,12
|
+4,47
|
sắt thép
|
94.570.442
|
1.206.703.166
|
-36,54
|
15,34
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
165.115.220
|
1.174.037.413
|
+110,55
|
+71,90
|
Xăng dầu các loại
|
60.397.773
|
912.864.224
|
-57,19
|
-9,08
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
71.613.227
|
838.441.122
|
-10,37
|
+9,13
|
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
|
56.172.885
|
534.213.811
|
+26,63
|
+5,62
|
Kim loại thường khác
|
56.711.719
|
456.041.771
|
+51,02
|
+7,97
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
35.507.201
|
314.998.440
|
+43,36
|
+35,55
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
33.086.904
|
277.097.073
|
+62,54
|
+44,93
|
Hoá chất
|
27.096.166
|
257.911.847
|
-6,13
|
+8,03
|
Sản phẩm hoá chất
|
22.396.646
|
236.456.302
|
-11,64
|
+9,06
|
Linh kiện phụ tùng ô tô
|
21.012.673
|
234.499.799
|
-59,97
|
-46,30
|
Xơ sợi dệt các loại
|
18.013.127
|
183.965.173
|
-7,54
|
-3,42
|
Cao su
|
13.494.210
|
168.744.595
|
-26,11
|
+2,82
|
Dược phẩm
|
14.155.297
|
161.253.925
|
-14,20
|
+8,84
|
Ô tô nguyên chiéc các loại (chiếc)
|
15.504.206
|
133.433.879
|
-10,83
|
-44,00
|
Giấy các loại
|
10.195.955
|
97.307.405
|
+44,34
|
+26,00
|
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
|
6.279.274
|
67.979.887
|
+51,57
|
+73,11
|
Phương tiện vận tải khác & phụ tùng
|
6.850.102
|
67.773.649
|
+7079,95
|
+748,62
|
Dây điện và dây cáp điện
|
7.558.478
|
65.444.360
|
+4,26
|
-0,19
|
Sản phẩm từ cao su
|
4.140.900
|
38.862.451
|
+25,56
|
+34,43
|
Sản phẩm từ kim loại thường khác
|
4.180.122
|
38.653.039
|
-2,58
|
+2,70
|
Sản phẩm từ giấy
|
4.267.558
|
38.286.392
|
+10,57
|
-2,62
|
Hàng thuỷ sản
|
1.357.145
|
35.308.167
|
-66,70
|
+84,87
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
1.821.229
|
26.217.511
|
+51,81
|
+56,87
|
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
|
4.158.018
|
26.106.079
|
+494,54
|
+48,64
|
Phân bón
|
137.213
|
21.773.904
|
-91,96
|
-26,80
|
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm
|
1.912.574
|
21.007.862
|
-29,99
|
-8,60
|
Hàng điện gia dụng và linh kiện
|
1.744.894
|
15.671.411
|
-4,51
|
-12,93
|
Sữa và sản phẩm sữa
|
1.229.215
|
9.941.290
|
+14,43
|
+25,11
|
Nguyên phụ liệu dược phẩm
|
825.608
|
4.939.892
|
+76,63
|
+38,20
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
611.977
|
4.810.607
|
+123,28
|
+6,52
|
Dầu mỡ động thực vật
|
429.965
|
4.707.487
|
-1,01
|
+20,65
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
788.592
|
4.487.830
|
-16,56
|
-51,69
|
Phế liệu sắt thép
|
0
|
3.710.655
|
*
|
+164,41
|
Bông các loại
|
351.819
|
2.252.812
|
+154,91
|
+35,88
|
Khí đốt hoá lỏng
|
221.397
|
2.238.244
|
+14,03
|
+77,68
|
Phó giám đốc bộ phận phụ trách Hiệp định thương mại tự do (FTA), Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc - cho biết trong vòng đàm phán đầu tiên về FTA giữa VN và Hàn Quốc diễn ra tại Seoul hồi tháng 9-2012, hai bên đã bàn về việc khởi động các thỏa thuận, đến thời điểm này mọi nội dung đàm phán khá suôn sẻ. Vòng đàm phán thứ hai dự kiến bắt đầu trong năm 2013. Theo nội dung FTA Hàn Quốc - ASEAN, Hàn Quốc cam kết bỏ thuế quan cho 90,8% tổng dòng thuế đối với hàng hóa thông thường của Việt Nam, trên 7% dòng thuế đối với hàng hóa nhạy cảm và dưới 3% dòng thuế đối với hàng hóa cực kỳ nhạy cảm. Việt Nam giảm thuế quan xuống còn 0-5% đối với ít nhất 50% dòng thuế cho hàng hóa Hàn Quốc vào năm 2013, và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với hàng hóa của Hàn Quốc vào năm 2018. Điều này khiến nhiều hàng hóa được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ rẻ hơn.
Ngày 12/12/2012, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc tiến hành tổ chức Hội thảo về Đàm phán FTA Việt Nam – Hàn Quốc. Sự kỳ vọng vào việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc của các doanh nghiệp hai nước là rất lớn. Vào tháng 11 vừa qua, lãnh đạo hai nước đã đưa ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại song phương đến năm 2015 đạt 20 tỷ USD và tiếp tục định hướng mục tiêu 30 tỷ USD vào giai đoạn tiếp theo.
Việc thiết lập FTA với Hàn Quốc sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn tại thị trường này, tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng như mở rộng sang các thị trường khác.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, điểm nổi bật nhất chính là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp. Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ đầu tư, sản xuất, trong đó có một phần đáng kể phục vụ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2011, nhóm hàng này chiếm trên 70% giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc. Trong khi đó, nhóm các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc gồm thủy sản, dệt may, đồ gỗ, v.v… Tuy vậy, trong thương mại song phương với Hàn Quốc, Việt Nam luôn là nước nhập siêu với kim ngạch lớn.
Về đầu tư, Hàn Quốc luôn nằm trong số những nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến 20/10/2012, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ hai tại Việt Nam với 3.134 dự án, vốn đầu tư đăng ký lên tới hơn 24,5 tỷ USD, vốn thực hiện đạt trên 8,4 tỷ USD. Hơn 2.500 công ty Hàn Quốc tại Việt Nam, thuê khoảng 400.000 lao động với các cơ sở sản xuất quy mô lớn như thiết bị điện tử và thép.