(VINANET) Theo số liệu thống kê, tháng 7/2014 xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 2,15 tỷ USD, tăng 13,49% so với tháng 6, đưa kim ngạch xuất khẩu dệt may cả 7 tháng đầu năm 2014 lên 11,5 tỷ USD, tăng 18,52% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, dệt may là nhóm hàng đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chỉ đứng sau nhóm hàng điện thoại và linh kiện và dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm ngành công nghiệp chế biến.

Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Hoa Kỳ, riêng thị trường này chiếm tới 48,36% tổng kim ngạch, với 5,56 tỷ USD, tăng 14,21% so với 7 tháng đầu năm ngoái.

Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Nhật Bản chiếm 12,26%, với 1,41 tỷ USD, tăng 12,31%; tiếp đến Hàn Quốc chiếm 8,02%, đạt 921,7 triệu USD, tăng 36,69%; Đức chiếm 3,9%, đạt 448,84 triệu USD, tăng 26,34%; Tây Ban Nha chiếm 3,46%, đạt 398,26 triệu USD, tăng 49,27%.

Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó đáng chú ý là xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Chi Lê mặc dù chỉ đạt 54,88 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng mạnh tới 252,41%; bên cạnh đó là một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh như: sang U.A.E (+69,82%), Nigieria (+69,16%), Phần Lan (+53,28%), Ba Lan (+53,28%), Gana (+51,99%).

Số liệu Hải quan xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng năm 2014. ĐVT: USD

 

Thị trường

 

T7/2014

 

7T/2014

T7/2014 so với T6/2014

(%)

7T/2014 so với cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch XK hàng dệt may

       2.145.662.981

       11.498.950.294

+13,49

+18,52

Vải các loại

            64.762.055

            442.065.992

-2,98

*

Hoa Kỳ

        1.002.521.237

          5.560.849.509

+12,19

+14,21

Nhật Bản

           243.530.895

          1.410.012.303

+18,93

+12,31

Hàn Quốc

           178.034.057

             921.700.663

+44,78

+36,69

Đức

             89.078.345

             448.841.754

+0,32

+26,34

Tây Ban Nha

             98.519.205

             398.259.701

+25,93

+49,27

Anh

             68.022.996

             313.129.940

+24,85

+21,22

Canada

             59.234.996

             279.690.351

+5,76

+33,96

Trung Quốc

             54.946.700

             255.389.717

+20,02

+44,16

Hà Lan

             51.045.912

             209.809.761

+5,26

+40,00

Bỉ

             24.312.428

             113.043.529

+22,35

+21,13

Italia

             21.235.013

             110.982.012

-19,55

+37,69

Đài Loan

             19.934.993

             106.643.489

+68,47

+2,17

Pháp

             20.505.035

             106.448.332

-5,07

+2,37

Hồng Kông

             18.718.389

               96.584.884

+7,15

+34,25

Nga

             14.665.636

               88.621.238

-33,96

+15,20

Campuchia

             11.172.712

               81.553.662

-1,98

+1,20

Australia

             14.713.598

               73.864.845

+33,50

+47,82

Tiểu VQ Arập TN

             10.982.743

               66.680.694

-13,22

+69,82

Mehico

             11.048.242

               63.386.254

-9,02

+37,75

Chi Lê

             19.447.957

               54.881.507

+44,40

+252,41

Đan Mạch

               9.052.814

               48.297.954

+7,51

-5,89

Indonesia

               4.502.417

               47.742.621

-35,27

-9,29

Thụy Điển

               7.969.620

               45.448.580

-8,63

+7,98

Thổ Nhĩ Kỳ

               8.476.248

               40.353.867

+22,53

-1,00

Braxin

               7.395.444

               38.388.767

+37,03

+40,43

Malaysia

               5.111.487

               33.683.727

-9,72

+15,43

Ả Râp Xê Út

               4.598.524

               31.431.438

-3,64

-24,15

Ba Lan

               4.735.513

               27.559.265

+1,01

+53,28

Singapore

               4.975.745

               26.523.766

-6,32

+21,29

Thái Lan

               3.210.049

               23.514.523

-5,09

-17,08

Philippin

               3.918.472

               21.291.814

-5,68

+26,89

Bờ biển Ngà

                  300.589

               16.028.153

-84,63

*

Nigieria

                    37.495

               14.921.159

-78,10

+69,16

Bangladesh

               1.946.193

               14.805.118

+27,19

+8,02

Nam Phi

               2.014.173

               13.288.812

+22,07

+24,23

Nauy

               1.788.416

               12.802.454

-43,75

+7,70

Panama

               2.427.204

               12.670.193

+107,36

-33,40

Ấn Độ

               1.091.423

               11.667.499

+7,35

-24,72

Séc

                            -  

               10.425.585

*

-38,28

Achentina

               2.437.289

                 9.898.107

+76,28

+11,15

Israel

               1.796.667

                 9.525.068

+19,05

-1,29

Phần Lan

               2.653.192

                 9.496.629

+3,87

+63,03

Myanma

                  916.974

                 8.394.073

-10,20

+20,12

New Zealand

               1.113.042

                 8.095.273

+51,58

+7,77

Áo

               1.684.951

                 8.083.387

+3,92

-50,71

Thụy Sỹ

               1.400.365

                 7.425.482

-22,77

-1,27

Senegal

               5.027.435

                 7.248.633

+19174,76

*

Angola

                  464.175

                 5.716.365

-65,96

-29,17

Hungary

                 148.008

                 5.044.603

-71,32

+2,22

Lào

                  615.983

                 4.820.286

-35,45

-3,30

Ucraina

                  634.318

                 4.593.611

-37,80

-43,32

Ai cập

                  369.818

                 3.311.569

-22,33

-11,32

Slovakia

                  510.600

                 3.279.243

+279,74

-57,57

Hy Lạp

                  926.739

                 2.840.679

+355,09

-44,45

Gana

                  104.581

                    273.276

*

+51,99

Tuy nhiên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng dù có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng của ngành khá khiêm tốn. Nguyên nhân do là ngành phải nhập quá nhiều nguyên phụ liệu cho sản xuất khi chỉ chủ động được 1% nhu cầu bông, 20,2% nhu cầu vải. Riêng với nguyên liệu sợi, ngành dệt may có năng lực sản xuất 6 triệu cọc sợi mỗi năm nhưng do chất lượng không đạt yêu cầu nên chỉ 30% sản lượng sợi được sử dụng cho sản xuất.

Ngành dệt may Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu một cách bị động, sản xuất gia công là chủ yếu, thiếu đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm. Bản thân các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công cũng rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.…

Có thể thấy, ngành dệt may Việt Nam đang tồn tại một khoảng cách lớn giữa giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng. Dưới áp lực của các hiệp định thương mại sắp được ký kết, ngành đang nỗ lực tìm mọi cách phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, thay đổi phương thức sản xuất, đây cũng chính là giải pháp nâng “chất” cho sản phẩm dệt may xuất khẩu .

Ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may đang hút một lượng vốn đầu tư khổng lồ từ các công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may thế giới như: Jiangyin Zhenxin (Trung Quốc), Texhong (Hong Kong), Kyung Bang (Hàn Quốc).…

Không kém cạnh về quy mô và tốc độ đầu tư, các doanh nghiệp trong nước cũng đang dốc vốn cho các dự án phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu. Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam từ đầu năm tới nay đã triển khai 32 dự án, bao gồm: 9 dự án sợi, 11 dự án dệt nhuộm, 12 dự án may. Năng lực của tập đoàn theo đó cũng tăng thêm 600 tấn sợi/tháng, 400 tấn vải dệt nhuộm/tháng và 2 triệu sản phẩm may/tháng.

Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may cũng đang nỗ lực đổi mới phương thức sản xuất, hướng dần tới những phương thức sản xuất hiện đại hơn, mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

 

Nguồn: Vinanet