Kim ngạch nhập khẩu thực phẩm toàn cầu sẽ có thể ổn định quanh mức 1,29 nghìn tỉ USD trong năm 2014 tuy chi tiêu dùng đối với nhập khẩu sản phẩm động vật có thể sẽ tăng do sản lượng và giá tăng, theo tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc FAO.

Trong năm 2013, hóa đơn nhập khẩu thực phẩm đã đạt 1,28 nghìn tỉ USD. Với mức 1,29 nghìn tỉ USD, chi tiêu dùng thực phẩm toàn thế giới trong năm 2014 được dự đoán gần sát mức điều chỉnh năm ngoái, nhưng thấp hơn 6% so với mức kỉ lục năm 2012, theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp Quốc (FAO) cho biết trong báo cáo mới nhất.

Khuynh hướng chi mua ổn định dùng cho nhập khẩu toàn cầu trong năm 2014 sẽ mở rộng đến nhiều quốc gia đang chịu nhiều tổn thất về kinh tế, như tại các quốc gia kém phát triển (LDCs), các quốc gia thâm hụt thực phẩm thu nhập thấp (LIFDCs) và các quốc gia khác nằm tại khu vực tiểu-Sahara châu Phi (trừ Nam Phi). Triển vọng về vụ mùa bội thu tại các quốc gia này trong năm 2014, đặc biệt đối với lương thực, dự kiến sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.

Việc ổn định chi phí thực phẩm nhập khẩu toàn cầu thể hiện bước tiến đáng ghi nhận trong từng hạng mục sản phẩm. Chi phí vận tải, không khác mấy so với năm 2013, cũng đóng góp nhiều vào sự ổn định.

FAO cũng nói thêm rằng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm thế giới dự kiến sẽ vượt qua mức 1000 tỉ USD năm thứ năm liên tiếp.

Theo đại diện Liên hiệp Quốc, trong số các hàng hóa có thể có nhiều thay đổi, sản phẩm trong lĩnh vực đạm động vật, bao gồm thịt, sản phẩm từ sữa và cá, có thể cùng tăng khoảng 10% đạt 434 tỉ USD.

Kim ngạch tăng tại các nhóm hàng kể trên chủ yếu do lượng nhập khẩu lớn hơn nhiều cũng như do giá các loại thực phẩm kể trên cao hơn trên toàn cầu, đặc biệt với sản phẩm từ sữa.

Tương tự, giá tăng đối với cà phê cũng dự kiến sẽ dẫn đến tốc độ tăng 12% trong tổng chi tiêu dùng cho đồ uống nhiệt đới, đạt USD 100 tỉ USD trong năm 2014, so với con số 89 tỉ USD trong năm ngoái.

Ngược lại, giá đường thế giới giảm thấp cùng với nhu cầu giảm sẽ dẫn đến kim ngạch đường nhập khẩu giảm 7% chỉ còn 45 tỉ USD trong năm 2014 từ mức 48 tỉ USD trong năm ngoái, theo báo cáo từ FAO.

Chi tiêu dùng đối với dầu thực vật nhập khẩu dự kiến hầu như không thay đổi so với mức 219 tỉ USD trong năm ngoái. Đối với ngũ cốc, lượng và giá nhập khẩu giảm sẽ có thể làm giá ngũ cốc giảm 15% còn 165 tỉ USD so với mức 196 tỉ USD trong năm 2013.

Thị phần lương thực chủ yếu trong chi mua thực phẩm tiếp tục giảm và dự kiến chiếm dưới 13% tổng kim ngạch lương thực thực phẩm trong năm 2014 so với mức trên 15% trong năm ngoái, theo FAO cho biết.

Với mức giá thế giới cao hơn đối với hàng hóa chủ yếu dành cho xuất khẩu như cà phê và cacao, tỉ lệ trao đổi thương mại thực phẩm và sản phẩm hàng hóa nông nghiệp với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa dự kiến sẽ cải thiện.

Nguồn: Trung tâm xúc tiến TPHCM

 

Nguồn: Tin tham khảo