(VINANET)-Là mặt hàng trong nhóm đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD trong năm 2013, sang tháng đầu năm 2014, hàng dệt may vẫn tiếp tục tăng trưởng, với 1,9 tỷ USD tăng 19,79% so với cùng kỳ năm 2013 – đây cũng là mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong tháng đầu năm này.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1,13 tỷ USD, chiếm 59,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Dẫn đầu về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ, chiếm 50% tổng kim ngạch, đạt 954,5 triệu USD, tăng 20,91% so với tháng 1/2013.

Thị trường đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là Nhật Bản với 228,4 triệu USD, tăng 9,23% và Hàn Quốc 165,6 triệu USD, tăng 36,11% so với cùng kỳ năm 2012.

Đối với thị trường Nhật Bản, là một thị trường đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng cao. Do đó các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm. Việt Nam cần kiên trì học hỏi về công nghệ, kỹ thuật và mô hình quản lý sản xuất khoa học của Nhật Bản. Xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm và duy trì được đối tác chiến lược lâu dài với khách hàng Nhật Bản. Kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản hợp tác đầu tư vào khâu dệt, nhuôm, hoàn tất của Việt Nam. Đây là công đoạn còn nhiều hạn chế và thiếu sót về kỹ thuật cũng như công nghệ. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm “nghẽn cổ chai” của ngành công nghiệp phụ trợ và cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm của ngành dệt may.

Vì vậy mà Việt Nam cần chú trọng và có chiến lược chủ động hơn nữa để khai thác những thế mạnh và thuận lợi hiện có của thị trường Nhật Bản, đặc biệt là khi các Hiệp định thương mại song phương và đa phương đang phát huy tác dụng.

Nhìn chung, tháng đầu năm 2014 xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường đều tăng trưởng về kim ngạch, số thị trường có kim ngạch tăng trưởng âm chỉ chiếm 37%.

Trong số thị trường tăng trưởng dương thì thị trường Nigieria có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tuy kim ngạch chỉ đạt 2,5 tỷ USD, nhưng tăng 4064,41% so với tháng 1/2013.

Trong tháng đầu năm nay, sản lượng sản xuất so với cùng kỳ như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 20,7 triệu m2, giảm 14,1%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 53,3 triệu m2, tăng 16,3%; quần áo mặc thường ước đạt 245,7 triệu cái, tăng 7,5%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu hàng dệt may tháng 1/2014 –ĐVT: USD

 

KNXK tháng 1/2014

KNXK T1/2013
% so sánh
Tổng KN
1.904.870.093
1.590.170.831
19,79
Hoa Kỳ
954.531.378
789.462.314
20,91
Nhật Bản
228.408.211
209.099.853
9,23
Hàn Quốc
165.611.433
121.675.947
36,11
Đức
75.856.878
65.764.182
15,35
Tây Ban Nha
69.202.314
37.451.241
84,78
Anh
48.320.523
40.974.518
17,93
Canada
40.362.505
32.130.016
25,62
Trung Quốc
32.600.465
23.087.718
41,20
Hà Lan
24.411.277
20.763.862
17,57
Pháp
19.095.408
16.109.144
18,54
hong Kong
17.007.999
9.845.542
72,75
Bỉ
15.853.317
15.391.037
3,00
Đài Loan
14.645.494
14.925.966
-1,88
Mehico
14.632.350
7.338.138
99,40
Oxtraylia
12.039.789
8.149.526
47,74
Italia
11.992.285
13.977.269
-14,20
Cămpuchia
10.286.873
19.862.599
-48,21
Nga
9.798.106
9.406.782
4,16
Tiểu vương Quốc A Rập Thống Nhất
9.414.749
4.619.101
103,82
Đan Mạch
9.363.254
9.726.552
-3,74
Thụy Điển
9.286.240
8.509.366
9,13
Indonesia
7.829.463
8.771.623
-10,74
Braixin
6.728.535
5.466.532
23,09
Thổ Nhĩ Kỳ
5.485.475
8.187.437
-33,00
Ba Lan
5.158.100
2.338.134
120,61
Séc
4.610.653
3.182.939
44,86
Xingapo
4.221.631
4.120.920
2,44
A Rập Xê Út
4.213.814
7.213.049
-41,58
Panama
4.088.254
4.334.304
-5,68
Nauy
3.855.983
4.039.738
-4,55
Thái Lan
3.665.048
4.653.212
-21,24
Malaixia
3.578.437
3.851.307
-7,09
Băngladet
2.694.885
2.159.769
24,78

Nam Phi

2.542.057
2.200.138
15,54
Nigieria
2.516.426
60.427
4.064,41
Philippin
2.240.348
2.322.424
-3,53
Achentina
2.173.500
1.718.390
26,48
Chile
2.147.913
3.074.870
-30,15
Ixraen
1.972.653
1.878.050
5,04
Niu zi lân
1.890.862
1.627.054
16,21
Hungari
1.802.512
1.046.141
72,30
Thụy Sỹ
1.313.378
1.079.568
21,66
Ucraina
1.261.485
1.878.240
-32,84
Slovakia
1.193.228
1.309.514
-8,88
Mianma
1.182.553
675.411
75,09
Áo
1.130.323
1.762.541
-35,87
Xenegan
1.096.065
161.329
579,40
Ăngola
1.059.713
1.474.306
-28,12
Lào
644.688
519.961
23,99
Ai Cập
598.292
1.162.593
-48,54
Phần Lan
478.236
937.099
-48,97
Hy Lạp
247.252
1.090.948
-77,34
Extonia
32.172
 
*

Theo Bộ Công Thương, tính tới thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng sản xuất đến hết quý I năm 2014. Thậm chí một số doanh nghiệp lớn có đơn hàng sản xuất đến hết quý II cho sản phẩm hoàn tất.

Đối với Hiệp định TPP, thì việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may sẽ có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế vốn rất nặng nề như hiện nay.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng điểm nổi bật nhất của TPP là tự do hóa rộng rãi về hàng hóa, thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Đại diện các doanh nghiệp dệt may cho rằng, việc tham gia vào Hiệp định TPP là việc làm cần thiết trong bối cảnh ngành dệt may đang phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và thị trường tiêu thụ tại các nước.

Hiện nay, đối với thị trường xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thuế suất lên đến 17,5% là quá cao. Trong khi tại thị trường châu Âu, Việt Nam đang được áp dụng mức thuế 9,6% trong trường hợp sản lượng dệt may của Việt Nam sang thị trường này chiếm kim ngạch dưới 17%. Nếu kim ngạch xuất khẩu vượt quá 17% thì thuế suất sẽ tự động điều chỉnh lên 17,5% giống như tại thị trường Hoa Kỳ.

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đang đứng vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, thách thức lớn của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là nguồn nguyên liệu phải lệ thuộc vào từ nước ngoài, thiết bị công nghệ lạc hậu, lệ thuộc nhiều vào khâu gia công.

Một số nguyên liệu như bông phải nhập khẩu 99% từ thị trường các nước; vải phải nhập khẩu 6 tỷ mét trên tổng số nhu cầu là 6,8 tỷ mét; nguyên liệu xơ phải nhập 50%.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thuế suất đối với các thị trường trọng điểm mà Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dệt may đang quá cao. Cụ thể, trong thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ chiếm 50%, châu Âu chiếm 17%, Nhật Bản 12%, Hàn Quốc 6%, còn lại 2% là các thị trường khác. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ phải chịu thuế suất 17,5% và châu Âu là 9,6%.

Nếu sau khi Việt Nam ký Hiệp định TPP thì thuế suất xuất khẩu mặt hàng dệt may tại Hoa Kỳ và thị trường các nước tham gia TPP sẽ được dỡ bỏ.

Mặt khác, thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để Hoa Kỳ và các nước thành viên mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu.

Mặt khác, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nước thành viên đầu tư vào Việt Nam.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/TTXVN, VOV.vn

Nguồn: Vinanet