Tổng mức lưu chuyển ngoại thương 11 tháng đạt gần 870 triệu USD, tăng 2,3% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt trên 780 triệu USD, nhập khẩu đạt gần 90 triệu USD. Trong đó chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng: Gạo xuất khẩu đạt gần 515 ngàn tấn, kim ngạch gần 235 triệu USD, bằng 95% về lượng và gần bằng 91% về trị giá so cùng kỳ năm 2011; thủy sản đạt trên 132 ngàn tấn, kim ngạch đạt trên 370 triệu USD, tăng 2% về lượng và tăng 2% về trị giá so cùng kỳ; rau quả đông lạnh đạt 4.453 tấn, kim ngạch đạt 5.352 ngàn USD, tăng 8% về lượng và tăng 7% về trị giá so cùng kỳ; may mặc đạt 11 triệu sản phẩm, kim ngạch đạt trên 49 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 16% về trị giá so cùng kỳ. Ngoài ra, một số mặt hàng khác xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khá cao như: Bột, dầu, da cá 24,4 triệu USD, phân bón các loại 35,6 triệu USD, thuốc sâu các loại 848 ngàn USD, ...

Về hoạt động nhập khẩu từ đầu năm đến nay đạt gần 90 triệu USD, tăng 6,5% cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: Thuốc sâu trên 27 triệu USD, vải các loại đạt 25 triệu USD,

Xuất khẩu gạo: Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam tính đến cuối tháng 10 Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu gạo hơn cả Thái Lan và Ấn độ, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực đã đăng ký hợp đồng xuất khẩu trên 7,6 triệu tấn gạo, đây chính là thành tích đáng kể cho ngành kinh doanh lương thực của Việt Nam trong suốt 20 năm qua khi thị trường xuất khẩu khó khăn.

Để giữ vững vị trí đứng đầu về xuất khẩu gạo các doanh nghiệp kinh doanh lượng thực của Việt Nam cần hợp tác với nông dân bằng việc xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn để chủ động nguồn nguyên liệu ổn định, hướng đến xuất khẩu gạo chất lượng. Hiện tại, An Giang đang thu hoạch lúa vụ Thu Đông đạt 37.000 ha, năng suất đạt gần 215.000 tấn, ước cả niên vụ thu hoạch đạt 873.000 tấn, năng suất đạt gần 6 tấn/ha, giá lúa được các doanh nghiệp thu mua với mức giá từ 5.900 - 6.100đ/kg; giá gạo được thu mua với mức giá từ 7.800 - 8.050 đ/kg tùy theo chất lượng gạo. Xuất khẩu 11 tháng năm 2012 đạt gần 515 ngàn tấn, kim ngạch đạt gần 235 triệu USD, bằng 95% về lượng và bằng 90,6% về trị giá so cùng kỳ năm 2011. Giá xuất khẩu hiện nay điển hình như: Loại gạo 5% tấm là 455 - 460 USD/tấn và loại gạo 25% là 425 -  430USD/tấn. Thị trường xuất khẩu trực tiếp 10 tháng đầu năm 2012 đã xuất qua 45 nước, trong đó thị trường Châu Phi (17 nước) chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 48% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp như: Africa, Angola, Cote d’lvoire, … kế đến là thị trường Châu Á (14 nước) chiếm 47% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp như: Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, …, kim ngạch còn lại là thị trường Châu Âu (8 nước), Châu Đại Dương (4 nước) và 2 nước của thị trường Châu Mỹ.

Xuất khẩu thủy sản: Thị trường tiêu thụ cá tra đang khởi sắc để phục vụ cho lễ hội Giáng sinh và đón năm mới, giá cá tra nguyên liệu hiện nay được các doanh nghiệp thu mua với mức giá khá cao từ 22.000 - 23.000 đ/kg tùy loại, nhưng khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản là tình hình vốn vay từ các ngân hàng đang gặp khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu những tháng cuối năm 2012. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản đã thu mua nguyên liệu đạt trên 116 ngàn tấn cá tra nguyên liệu, xuất khẩu 11 tháng năm 2012 đạt 132,5 ngàn tấn tương đương kim ngạch đạt trên 370 triệu USD, tăng 2% về lượng và tăng 2% về trị giá so cùng kỳ năm 2011. Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt  2.792 USD/tấn. Về thị trường xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2012 xuất trực tiếp qua 92 nước, trong đó thị trường Châu Mỹ (17 nước) chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 39% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp như: Mỹ, Mexico, Brazil, … kế đến là thị trường Châu Á (32 nước) chiếm 32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp như: Ả rập Saudi, Singapore, Hồng Kông, … Châu Âu (30 nước) chiếm 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp như: Đức, Tây Ban Nha, Ukraine, … kim ngạch còn lại là thị trường Châu Phi (10 nước) và 3 nước của Châu Đại Dương.

Xuất khẩu rau quả: Trong thời gian gần đây, những ảnh hưởng từ việc nhiều mặt hàng rau quả tại Trung Quốc bị nhiễm chất độc đã khiến nhiều nước trên thế giới kiểm soát chặt chẽ hơn những mặt hàng rau quả nhập khẩu. Tại Việt Nam, để khắc phục được tình trạng này, nhiều vùng và địa phương trên cả nước đang tập trung sản xuất hàng rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm. Do vậy, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong thời gian qua vẫn có sự tăng trưởng đáng kể. Dự báo, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong thời gian sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tại An Giang, rau quả đông lạnh xuất khẩu trong 11 tháng đạt 4.453 tấn, kim ngạch đạt 5.352 ngàn USD, tăng 8% về lượng và tăng 7% về trị giá so cùng kỳ năm 2011.

Về thị trường xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2012 xuất trực tiếp qua 16 nước, trong đó thị trường Châu Âu (11 nước) chiếm 63% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp, kế đến là thị trường Mỹ (2 nước) chiếm 31% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp, kim ngạch còn lại là thị trường Châu Á (3 nước).

 

Nguồn: Tin tham khảo