Theo Roberto Chiesa, “Khoảng thời gian từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, hàng loạt sự trùng hợp dẫn đến lượng hàng nhập khẩu khoai tây vào Italy sụt giảm, trong khi nhu cầu thị trường vẫn gần như ổn định. Trước hết, Ai Cập đã sản xuất ít hơn do vấn đề chính trị, và do đó, lượng hàng xuất khẩu từ quốc gia này cũng ít đi; trong khi đó, Israel đã tận dụng lợi thế ưu đãi với Vương quốc Anh để bán với giá cao, dẫn đến việc lượng hàng xuất sang Italy không nhiều”.
“Pháp là thị trường xuất khẩu chính sang EU, thực tế nước này là một thị trường tốt và giảm lượng hàng xuất khẩu sang Đức, Tây Ban Nha và Italy; giá tăng cao hơn so với mức báo giá hiện tại, DAP Northen Italy, cạnh tranh với mặt hàng khoai tây mới thương hiệu Syracuse từ Sicily”.
Tại Sicily, trong vòng 10 năm qua, lượng khoai tây thu hoạch đã sụt giảm 70%, và mặc dù thời tiết mùa đông tạo điều kiện thuận lợi để trồng khoai tây, nhưng sản lượng của riêng vùng này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu cả nước vào tháng Năm.
“Bởi vậy, trong 3 tháng tới, chúng tôi thấy cầu sẽ vượt cung, đặc biệt là trong tháng Năm, tháng Sáu, và tháng Bảy, Sicily sản xuất vượt chỉ tiêu, riêng lượng khoai tây sản xuất tại Puglia sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu, trong khi hàng nhập khẩu từ Pháp, Ai Cập, Israel và Bắc Âu không có. Bên cạnh đó, lượng khoai tây từ Veneto và Emilia-Romagna sẽ chỉ xuất hiện trên thị trường sau thời điểm 20 – 25/07”.
Hiện tại, Italy sản xuất đạt 15-17 triệu tấn khoai tây, nhưng tiêu thụ đạt gần 21 triệu tấn, bởi vậy cần phải nhập thêm 4 – 6 triệu tấn, chiếm 25% trong tổng lượng tiêu thụ.
“Tôi lo ngại rằng trong năm tới, nếu như Italy không tăng thêm diện tích trồng thì sẽ khiến cho sản lượng khoai tây bị giảm sút, dẫn đến phải nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Pháp, nơi cung cấp loại khoai tây gần giống với khoai tây trồng tại Italy”, Roberto Chiesa phân tích.
Một vấn đề khác là sản phẩm có xuất xứ từ Italy, vốn là một thương hiệu được người tiêu dùng xem là sự đảm bảo cho chất lượng sản phẩm, đến mức một số sản phẩm nhập khẩu cũng dán nhãn “made in Itatly”.
Theo Roberto Chiesa, đây là một xu hướng đáng lo ngại vì “các sản phẩm giả mạo xuất hiện nhiều hơn ngày càng dày đặc hơn vì thị trường không có sự coi trọng đúng mức”.
Chi phí sản xuất và năng suất cao không phải lúc nào cũng là tốt nhất – nhiều nơi vẫn còn thiếu các mô hình sản xuất hiện đại – khiến cho mức giá sản phẩm sản xuất trong nước tăng cao, và nếu như giá xuyên suốt kênh phân phối sản phẩm thì hoạt động sẽ không có hiệu quả.
Roberto Chiesa kết luận rằng “Cần có thêm nhiều bảo chứng cho các nhà sản xuất, nếu không họ sẽ buộc phải ngưng trồng trọt, tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu và các sản phẩm giả mạo. Đó là lItaly do tôi tán thành hình thức sản xuất theo hợp đồng, giống như tại Bologna, nhờ vào Hiệp định khung , chúng ta sẽ tiến hành công việc này bằng các thông số chất lượng, danh mục chủng loại, v…v”.